Hiện nay trong kiến trúc nhà ở, cùng với việc bố trí nội thất giếng trời được khá nhiều người quan tâm. Với phong thủy, giếng trời đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đem lại vượng khí cũng như thổi bay các khí tồn đọng không tốt cho sức khỏa gia chủ. Tuy nhiên, ngoài bố trí hợp lý theo khoa học, để tốt nhất, giếng trời nên tuân thủ một số yếu tố phong thủy sau.
Giếng trời có thể đặt ở trung tâm nhà, khu vực bếp, phía sau nhà hay cầu thang. Nếu nhà rộng thì đặt ở trung tâm, nếu tiện dụng và hợp lý thì nên đặt ở cầu thang nhưng tối kỵ đặt ở trước nhà. Giếng trời là để tạo khí lưu thông nên để trước nhà ngoài phản tác dụng luân chuyển thì nó còn chắn khí tốt vào nhà.
|
Sự kết hợp hoàn hảo giữa giếng trời và tiểu cảnh sẽ giúp tài chính vững mạnh. |
Với vai trò phân bố ánh sáng và thông thoáng cho nhà, giếng trời thường được bố trí tại trung tâm của mặt bằng nhà (trung cung). Đây là khu vực mang đặc tính của hành Thổ, cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc Hỏa thăng - Thủy giáng - Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển - Kim ẩn - Thổ trung dung.
Bốn hành còn lại trong ngũ hành đều lấy Thổ làm cầu nối để tăng giảm, qua lại tương tác với nhau thông qua vật liệu, màu sắc, đường nét của những không gian trống mà giếng trời là đặc trưng.
Một giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt, ví dụ như cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Giếng trời nên đặt ở những cung tốt, ví dụ nhu cung tài lộc, thiên mạng. Giếng trời thì thường không có hướng (không có cửa) nhưng tránh đặt ở hướng bắc của ngôi nhà.
Một vài nguyên lý cần lưu ý: Giếng trời phải tuân theo luật âm dương; giếng trời phải tuân theo luật ngũ hành để tương sinh với hình thể ngôi nhà.
Nếu nhà không vuông vức, nên bố trí giếng trời ở những góc thừa. Ngoài việc khiến căn nhà trở nên cân đối, đẹp hơn nó có tác dụng cân bằng, hóa giải những góc nhọn gây sát khí.
Ngoài cây xanh thì giếng trời nên bố trí thêm nước. Nếu giếng trời sát tường sau nhà, nên thiết kế dạng nước chảy nhẹ nhàng từ trên xuống thì tốt nhất, nếu không thì xây hồ nước ở dưới cùng nhưng cũng phải tạo sự luân chuyển.
Khi giếng trời kế bên phòng ngủ thì cách bài trí lại thiên về tính thủy và mộc bằng cách tạo trang trí nhẹ nhàng, màu tươi sáng. Những giếng trời để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày không tốt bằng những giếng trời để thoáng có vật liệu gần gũi với thiên nhiên (thổ, mộc hoặc thủy) và khung hoa sắt bảo vệ vừa đủ, có đường nét tạo hình sinh động cũng như biến giếng trời thành điểm nhấn nổi bật cho nội thất.
Nếu giếng trời quá rộng hoặc đúng hướng nắng thì nên tạo mái hay rèm để che bớt ánh sáng vào nhà. Quá nhiều nắng hay không khí sẽ gây mất cân bằng.
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Mời quý độc giả xem video 9 đồ vật không nên để trong nhà (nguồn Youtube):
Theo Khỏe & Đẹp