Đầu tiên, giá trị của sứ giả vốn không lớn, chém hay không thì việc giết sứ giả chẳng có bất kỳ tổn thất nào đối với kẻ địch, bản thân cũng chẳng được lợi ích gì cả. Thứ hai, không chém sứ giả, có thể thể hiện được sự độ lượng của thống soái bên mình, thể hiện sức mạnh to lớn của bản thân.
Ảnh minh họa.
Thứ ba, khi lựa chọn sứ giả, để đạt được mục đích của mình, bên giao chiến thường sẽ chọn một người có quan hệ thân thích hoặc bạn bè thân thiết với thống soái của đối phương để làm sứ giả như Tưởng Cán trước kia có quan hệ tốt với Chu Du. Niệm tình người quen nên thường thì thống soái của đối phương sẽ không giết sứ giả.
Thứ tư, đối với sứ giả mà nói, trừ phi là không biết suy nghĩ, thường sẽ không ngu ngốc mà xúc phạm chủ soái của đối phương để tự tiêu diệt chính mình. Cuối cùng, tuân thủ nguyên tắc tiền lệ, do những nguyên nhân trên, “không chém sứ giả” từ lâu đã hình thành “quy tắc chung”, hai bên giao chiến thường sẽ tuân thủ quy tắc này.
Tuy rằng sứ giả không có giá trị to lớn với đất nước cử đi, nhưng lại đại diện cho đất nước đó. Vì thế, địa vị của họ đối với tướng sĩ của cả hai bên giao chiến mà nói thì không thể bàn luận trong cùng một lúc được.
Tuy nhiên, nếu như mà chém sứ giả thì thường có nghĩa là (hoặc để đối phương hiểu rằng) quyết không đội trời chung với nước địch, nhẹ thì có thể khiến đối phương sử dụng các thủ đoạn tương đương chém giết sứ giả được đối phương cử tới, nặng thì sẽ vì thành công mà kích thích gây đối phương phẫn nộ. Sau khi nước đó giành chiến thắng không chấp nhận điều kiện đầu hàng của nước trước kia đã chém chết sứ giả để rồi bị bị tiêu diệt.
Theo Vũ Phong/Công Lý và Xã Hội