Hán Quang Vũ Đế diệt nhà Tân, khôi phục giang sơn nhà Hán ra sao?

Google News

Sau khi Vương Mãng chết, các phe cánh tranh giành quyền lực đẫm máu. Phe thắng lợi cuối cùng do hoàng thân nhà Hán Lưu Tú dẫn đầu. Lưu Tú sau đó tự xưng làm hoàng đế, tức là Hán Quang Vũ Đế.

Vương Mãng là một nhà nho và nhiều nhà nho coi ông như hy vọng để Trung Quốc sẽ lại được cai trị với những tư tưởng đạo đức, và một số người trông chờ vào ông sẽ có được một vương triều mới. Được khuyến khích bởi những ủng hộ ngày càng tăng trong giới Khổng giáo, năm thứ 9 CN, Vương Mãng tuyên bố lập làm hoàng đế nhà Tân, kết thúc sự cai trị của Hán triều. Và Vương Mãng bắt đầu các cuộc chiến để được công nhận sự hợp pháp của mình.

Hán Quang Vũ Đế đã diệt nhà Tân, khôi phục giang sơn nhà Hán ra sao?

Năm thứ 11, sông Hoàng Hà vỡ đê, tạo ra lũ lụt từ phía bắc Sơn Đông cho tới chỗ nó chảy ra biển. Những cố gắng không thành để tích trữ lương thực cho những lúc khó khăn đã làm cho người dân không có thực phẩm. Và vào năm thứ 14, tình trạng ăn thịt người diễn ra. Tin rằng chương trình cải cách là một sai lầm, Vương bãi bỏ nó. Nhưng những cuộc nổi loạn quân sự chống lại ông liên tục diễn ra. Ở tỉnh Sơn Đông, gần cửa sông Hoàng Hà, Vương Mãng phải đối mặt với một phong trào gồm các nhóm nông dân vũ trang có tổ chức gọi là giặc Xích Mi, xuất thân là một toán cướp. Tại các tỉnh lân cận cho đến phía bắc, những cuộc nổi loạn khác cũng diễn ra, và tình trạng hỗn loạn lan khắp Trung Quốc. Ở một số nơi, những người nông dân nổi loạn dưới cờ chủ đất. Một số nhóm nổi loạn coi sự cai trị của Vương Mãng là trái pháp luật, mà một trong số đó đặt dưới sự lãnh đạo của Lưu Tú, hậu duệ của Lưu Bang.

Các đội quân nông dân giết hại và cướp bóc, và những người nông dân kéo tới kinh đô giết hại các quan chức. Những đội quân Vương Mãng cử đi dẹp loạn lại theo quân nổi loạn hay chỉ chè chén và cướp bóc, lấy đi mọi thứ kiếm được. Lòng tốt cơ bản của con người mà Khổng giáo tin tưởng dường như đã tan biến. Vào năm thứ 23, một đội quân nổi loạn xông vào và đốt kinh đô Trường An. Binh sỹ của họ tìm thấy Vương Mãng trên ngai đang đọc lại những cuốn sách của Khổng Tử trước kia, và Vương Mãng đã bị một tên lính chặt đầu.

5 năm sau cái chết của Vương Mãng, hàng triệu người chết trong các cuộc chiến tranh phe phái nhằm giành quyền lực. Phe thắng lợi cuối cùng do hoàng thân nhà Hán Lưu Tú dẫn đầu. Ông có nhiều tay chân học thức và rất nổi tiếng trong binh sỹ. Quân đội của ông là lực lượng duy nhất không cướp bóc sau khi chiếm được các thành thị, và điều đó giúp ông chiếm được trái tim và tình cảm của người dân. Lưu Tú kiểm soát được thủ đô Trường An vốn đã bị đốt phá. Ông tự xưng làm hoàng đế, tức là Hán Quang Vũ Đế, khôi phục Hán triều - được gọi là Hậu Hán. Ông chuyển thủ đô về Lạc Dương phía đông, do đó nhà Hậu Hán cũng gọi là nhà Đông Hán. Trong 11 năm sau đó, ông phải dẹp yên các đối thủ. Ông thu hút một số nhóm Xích Mi vào quân đội của mình, và sau đó quân đội của ông cũng giết hại rất nhiều quân Xích Mi.

Những điều chưa được hoàn thành bởi các cuộc cải cách lại được hoàn thành bằng bạo lực: rất nhiều người đã chết đột ngột đến mức mọi người nếu muốn đều có đất, và nhiều kẻ cho vay lãi cũng đã chết nên lại có càng nhiều hơn nữa những nông dân đã thoát khỏi nợ nần. Lưu Tú phát triển kinh tế bằng cách giảm thuế, nhiều đến mức tối đa mà ông cho là có thể: ở mức mười hay mười ba phần trăm sản lượng hay lợi nhuận. Trong thời kỳ cai trị dài 32 năm của ông, ông cố gắng đưa ra các cải thiện bằng cách thúc đẩy học hành và cắt bớt ảnh hưởng của hoạn quan và một số kẻ khác xung quanh gia đình hoàng gia. Ông bảo vệ biên giới phía tây và phía bắc Trung Quốc bằng cách tung ra nhiều chiến dịch quân sự thắng lợi trên các mặt trận đó, đẩy lùi Hung Nô, cho phép ông kiểm soát Tân Cương (điểm cực tây bắc Trung Hoa hiện đại). Cũng như vậy, ông thắt chặt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các vùng quanh sông Liêu và phía bắc Triều Tiên, và ông đã có thể mở rộng tầm kiểm soát tới mọi vùng từng thuộc lãnh thổ Trung Quốc.

Han Quang Vu De diet nha Tan, khoi phuc giang son nha Han ra sao?

Hán Quang Vũ Đế Lưu Tú. Ảnh: Sohu.

Năm thứ 57, Lưu Tú chết. Ông được tôn thụy hiệu là Quang Vũ đế, và con trai ông là Hán Minh Đế lên nối ngôi, cai trị trong vòng 18 năm, trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục hồi phục. Thời cai trị của Hán Minh Đế được coi là tàn bạo. Ông tự đồng hóa mình với Đạo giáo và thần học Khổng giáo, ông tự cho mình là một nhà tiên tri. Ông ủng hộ sự phát triển của cái mà hồi bấy giờ cho là giáo dục, và ông thuyết giảng về lịch sử tại một ngôi trường ở Lạc Dương - một buổi thuyết giảng có hàng ngàn người tham gia. Hán Chương Đế nối ngôi Hán Minh Đế và cai trị từ năm 75 đến 88. Hán Hòa Đế tiếp tục nối ngôi từ 88 đến 106. Dù Hàn Hòa Đế là một người tầm thường, Trung Quốc vẫn tiếp tục được hưởng sự thịnh vượng ngày càng tăng. Trường học ở Lạc Dương có đến 240 căn nhà và 30.000 sinh viên. Thương mại của Trung Quốc đạt tới tầm cao mới. Tơ từ Trung Quốc đã trở nên quen thuộc với những người ở tận vùng Đế chế Roma – lúc ấy cũng đang ở thời vàng son. Và đổi lại, Trung Quốc có được kính, ngọc bích, ngựa, đá quý, mai rùa và vải vóc.

Việc Trung Quốc trở nên thịnh vượng lại làm xuất hiện cố gắng mở rộng về phía tây. Một vị tướng quân đội Trung Quốc, Ban Siêu, dẫn một đội quân sáu mươi nghìn người không hề bị ngăn cản đến tận bờ phía đông biển Caspi. Ông muốn gửi sứ thần đến tận Roma, nhưng người Đế quốc Parthia sợ sẽ có một liên minh giữa Trung Quốc và La Mã nên đã khuyên Ban Siêu từ bỏ ý định với những câu chuyện thêu dệt về sự nguy hiểm, và ông đã quay lại.

Theo MA/Dân Việt