Hàng ngày niệm Phật nhưng vẫn khẩu nghiệp ắt kiếp sau chuốc họa

Google News

Phước đức dù cực khổ cực bao năm tạo dựng, nhưng miệng tạo ra khẩu nghiệp, nói lời tà ngôn, đả kích,... Cuối cùng, tất cả cũng tiêu tán thành tro bụi mà thôi.

Tại sao hằng ngày niệm Phật nhưng kiếp sau lại thành heo?
Xưa kia, có một bà lão rất mực thành tâm kính Phật. Mỗi lần tụng kinh xong, bà lại bỏ một hạt đậu xanh vào trong ống tre, nên có biệt hiệu là “Đậu Xanh nương nương”.
Ngày nọ, cháu trai của “Đậu Xanh nương nương” tổ chức hôn lễ. Người nhà dự định sẽ mổ hai con lợn, một con to (đại trư) và một con nhỏ (tiểu trư) để đã khách. Họ bàn với nhau, trước hết nên mổ đại trư, sau đó mổ tiểu trư. Nhưng tóm mãi không được đại trư, gia nhân hô hào náo loạn, kinh động đến “Đậu Xanh nương nương” đang tĩnh tâm niệm phật.
Bà tức giận ra ngoài quát mắng con cháu: “Sao các ngươi ngu như lợn thế nhỉ? Không bắt được đại trư thì bắt tiểu trư. Thịt tiểu trư trước rồi thịt đại trư sau, mổ con nào trước mà chẳng như nhau kia chứ.” Mọi người nghe xong, cho là hợp lý, bèn thịt tiểu trư trước.
Hang ngay niem Phat nhung van khau nghiep at kiep sau chuoc hoa
 
Sau khi bị thịt, hai con lợn xuống địa ngục diện kiến Diêm Vương. Tiểu trư bất bình: “Bẩm Diêm Vương, lẽ ra người chết trước là cậu ta, nhưng vì một câu nói của bà già nọ, mà làm tiêu giảm của tôi mấy phần thọ khí. Tôi không phục, nhất định bà lão ấy sau khi chết phải hóa kiếp thành lợn”.
Diêm Vương nghe xong gật đầu. Ít lâu sau, “Đậu Xanh nương nương” qua đời. Bà bị đày xuống âm phủ, Diêm Vương phán: “Nhà ngươi khi còn sống tuy miệng kính Phật, nhưng tâm lại không theo Phật, tạo ra khẩu nghiệp. Nay ngươi phải chuyển sinh thành lợn để hoàn lại nghiệp chướng đã gây ra.”
“Đậu Xanh nương nương” chịu khổ tu hành, niệm kinh vô số lần, hạt đậu chất cao thành núi. Nhưng chỉ vì một lời quát mắng trong lúc tức giận, tất cả đã tiêu tan thành mây khói.
Một lần khẩu nghiệp: Tiêu hao 7 tòa thành công đức
Phước đức dù cực khổ cực bao năm tạo dựng, nhưng miệng tạo ra khẩu nghiệp, nói lời tà ngôn, đả kích,... Cuối cùng, tất cả cũng hóa thành tro bụi. Trên đời này, xảy ra tình trạng “làm ơn mắc oán”, phần lớn cũng do cái miệng luôn muốn kể công, không ngừng mắc nhiếc, buông lời sỉ nhục. Người mang hàm ơn từ đó nảy sinh oán hận, tức nước vỡ bờ, cầm dao đâm ngược vào trái tim ân công.
Phật dạy: “Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh” tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tổn thần khí. Kẻ nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê chắc chắn sẽ chuốc lấy họa sát thân.
Theo XuanQuynh/Khoevadep