Hé lộ chuyện tráo đổi con chấn động lịch sử Trung Hoa

Google News

Việc giết hay tráo đổi một đứa trẻ mới sinh ra quả là điều bình thường ở chốn hậu cung xưa, tất cả cũng chỉ để giành quyền lực của phi tần.

Chuyện “Ly miêu hoán Thái tử” kỳ thực không phải hư cấu, màđó là câu chuyện cóthậtvào thời hoàngđế Tống Chân Tông.
Vợ vua khi ấy có Lưu Quý phi và Lý Quý phi cùng lúc mang thai. Lưu Quý phi là người rất thông minh, còn Lý Quý phi tính tình đôn hậu. Tống Chân Tông nói, ai sinh con trai thì sẽ lập người đó làm Hoàng hậu.
Trong hậu cung, Lưu phi và thái giám Quách Hòe bắt đầu chuẩn bị âm mưu: Nếu Lý phi sinh con trai thì họ sẽ hoán tráo ly miêu vào chỗ Thái tử, hãm hại Lý phi và tố bà là yêu nhân vì đã sinh ra quái thai.
Quả nhiên, Lý phi hạ sinh Thái tử, kế hoạch trong hậu cung liền được triển khai như đã định. Quách Hòe giao Khấu Châu nhiệm vụ giết Thái tử, nhưng Khấu Châu không nỡ xuống tay nên đã đưa Thái tử giao cho thái giám Trần Lâm. Trần Lâm lại đem Thái tử đưa tới phủ của Bát Hiền Vương. Đúng lúc phu nhân của Bát Hiền Vương cũng đang lâm bồn, sinh hạ một bé gái, nên gia đình truyền ra bên ngoài rằng phu nhân đã sinh ra song sinh long phượng, rồi nhận Thái tử làm con của mình.
Khi đó Lưu phi cũng sinh một bé gái. Lưu phi và Quách Hòe nghi ngờ Khấu Châu không giết chết Thái tử, Khấu Châu một mực nói dối rằng Thái tử đã chết. Để Lưu phi và Quách Hòe không hoài nghi nữa, Khấu Châu đã đập đầu vào cột nhà mà chết.
He lo chuyen trao doi con chan dong lich su Trung Hoa
Vụ án nổi tiếng "Ly miêu hoán thái tử" 
Lý phi bị đưa vào lãnh cung, rồisau này lưu lạc nhân gian, nếm trải nhiều khổ nạn, hai mắt không còn sáng nữa. Sau khi Hoàng đế Chân Tông băng hà, con trai thứ hai của Bát Hiền Vương (cũng chính là Thái tử) lên ngôi, xưng là Hoàng đế Tống Nhân Tông. Sau này, ông đã đem vụ án cũ ra xét xử, Lý phi được trở lại hậu cung, Lưu Thái hậu vì thế tự sát, Lý phi chính thức trở thành Thái hậu.
Lý Thái hậu chịu đựng đại nạn này, nếm trải đủ khổ sở trong nhân gian, tính tình ngày càng trở nên thiện lương, thường khuyên nhủ Hoàng thượng chú ý tới các thống khổ của dân chúng. Thái hậu thường nói, Lưu phi quá trọng danh lợi, hại người lại hại bản thân, còn nói: “Ta và cô ấy thời trẻ bản tính rất giống nhau, cái gì mình thích thì muốn có bằng được”.
Nhưng sự việc nảy sinh giữa Lý phi và Lưu phi không phải là vô duyên vô cớ, hai người này vốn có duyên nợ với nhau từ đời trước. Đó là một câu chuyện khác xảy ra vào đời Tống Thái Tông.
Vụ tráo đổi con đời Thanh
Câu chuyện về xuất thân của vua Càn Long lại cũng là một sự tích đánh tráo con rất ly kỳ. Các bộ dã sử, tiểu thuyết và câu chuyện dân gian nói rằng vào ngày 13 tháng 8 năm Khang Hy thứ 50, tức năm 1711, Ung Thân Vương (tức Ung Chính sau này) có thêm một đứa con.
Cùng trong ngày hôm đó, vợ viên quan Trần Thế Quán cũng sinh con. Lúc bấy giờ Vương phi của Ung Chính sinh ra một công chúa còn vợ của Trần Thế Quán thì sinh ra một đứa con trai. Ung Chính nghe nói con trai của Trần Thế Quán sinh cùng ngày với công chúa của mình mới lệnh cho Trần mang con vào vương phủ của mình để xem mặt. Lệnh của vương gia không thể không nghe, Trần Thế Quán không còn cách nào khác đành phải mang con của mình đưa vào vương phủ.
He lo chuyen trao doi con chan dong lich su Trung Hoa-Hinh-2
Chân dung hoàng đế Càn Long. 
Tuy nhiên, khi đứa bé được trả về cho nhà họ Trần thì ban đầu là con trai giờ lại hóa thành con gái. Trần Thế Quán hiểu rằng nếu nói ra chuyện này thì cả họ có thể bị giết sạch nên đành im lặng, “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ít lâu sau đó, ông ta chán nản, cáo lão về quê. Đứa con trai nhà họ Trần bị đánh tráo vào phủ Ung Chính sau này chính là Hoàng đế Càn Long.
Những truyền kỳ dân gian này nhiều và mạnh đến mức bộ sách “Thanh cung thập tam triều diễn nghĩa” xuất bản năm 1925 của Hứa Tiếu Thiên khi viết về thân thế của vua Càn Long cũng chép thêm: “Càn Long vốn là con trai của Trần Các Lão (tức Trần Thế Quán) ở Hải Ninh, Chiết Giang. Sau bị Ung Chính dùng kế đánh tráo về làm con trai của mình. Càn Long lớn lên, biết được sự thực này từ miệng người vú nuôi của mình. Vì vậy, sau đó Càn Long mới mượn cớ vi hành phía Nam để đi Hải Ninh thăm cha mẹ đẻ của mình. Do Trần Các Lão đã qua đời từ lâu nên Càn Long chỉ còn cách đến trước mộ của hai người, dùng màn vàng che lại rồi làm lễ bái lạy tổ tiên”.
Theo Khoevadep