Lịch sử cổ đại Trung Quốc có tổng cộng hơn 400 vị hoàng đế. Trong đó, đa số đều là hôn quân vô đạo, có thể trở thành minh quân thiên cổ thì chẳng được mấy người. Nhưng hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử được người đời sau quen thuộc thì cũng không ít. Ví dụ như vị hoàng đế cuối cùng của triều Thanh - Phổ Nghi, tuy rằng không có chính tích, nhưng cũng thực sự rất đặc biệt, bởi hầu như tất cả những vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại đều được chú ý khá nhiều. Bên dưới là vị hoàng đế được coi là vô dụng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Đường chỉ thích làm thơ vẽ tranh. Ông là con trai thứ 6 của vua Đường Nguyên Tông Lý Cảnh, tên là Lý Dục, tuy ông không phải là người phù hợp để làm hoàng đế, nhưng nếu đã kế vị thì vẫn cần phải gánh vác trách nhiệm trọng đại này. Ông tuy có chút khác biệt với các vị hoàng đế tham lam mỹ sắc, thích du hí nhân gian, nhưng cũng không nhìn thấy được nỗi khổ của bách tính, cả ngày chỉ ham mê làm thơ vẽ tranh. Nếu như không phải là hoàng đế thì Lý Dục chắc chắn sẽ trở thành một nhà thư pháp, thi nhân, họa sĩ nổi tiếng. Lý Dục cực kỳ có tài năng về mảng nghệ thuật, những tác phẩm nổi tiếng như "Ngu mỹ nhân" cũng là tác phẩm của ông, chỉ tiếc là ông sinh nhầm thời đại.
Ngày 13/8/978, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận dẫn quân tiêu diệt Nam Tống nhưng lại không giết Lý Dục, một mặt là để thể hiện sự nhân từ của mình, mặt khác là để sỉ nhục Lý Dục, vì trước khi Triệu Khuông Dận đem quân tấn công thành thì đã truyền thư cho Lý Dục quỳ gối đầu hàng, còn hô to "Ngô hoàng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế". Lý Dục cũng cảm thấy nhục nhã, nhưng ông không muốn chết, sau khi Triệu Khuông Dận lên ngôi, phong Lý Dục làm Lũng Tây Công, từ đó về sau, Lý Dục mới thực sự bắt đầu nửa đời sau nhục nhã của mình.
Lý Dục từng lập 2 đời hoàng hậu, vì 2 đời hoàng hậu này là một cặp chị em gái, vì thế lịch sử gọi họ là Đại Tiểu Châu Hậu. Đại Châu Hậu là Châu Nga Hoàng, hai người quen biết nhiều năm, tình cảm vô cùng sâu nặng, nhưng không ngờ Châu Nga Hoàng 10 năm sau khi kết hôn đã đột ngột lâm bệnh. Lý Dục vô cùng lo lắng, hạ lệnh cho tất cả mọi danh y tài năng trong thiên hạ tới chữa trị cho Châu Nga Hoàng. Trong khoảng thời gian đó, em gái kém Châu Nga Hoàng 14 tuổi vì lo lắng cho bệnh tình của chị gái đã cầu xin được vào cung để chăm sóc cho chị gái. Chính lúc này, Lý Dục đã quen biết Tiểu Châu Hậu, dần dà cả hai có tình cảm với nhau.
Lúc này, Châu Nga Hoàng vẫn đang mang trọng bệnh, vô tình biết được cả hai lén lút qua lại với nhau, nhất thời tức giận khiến bệnh tình trở nên xấu đi, cuối cùng ôm hận qua đời. Lý Dục tự biết rằng mình đã phụ lòng người vợ kết tóc phu thê với mình, vì thế đã viết rất nhiều thơ ca đều để ca tụng sự độ lượng, xinh đẹp, chu đáo của Châu Nga Hoàng. 3 năm sau khi Châu Nga Hoàng qua đời, Lý Dục đã rước Tiểu Châu Hậu với nghi thức hôn lễ long trọng nhất vào cung, cả hai cũng cùng nhau trải qua một khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc. Nhưng vì Tiểu Châu Hậu có tính đố kỵ hơn chị gái, vì thế trong nhiều năm, những giai lệ mỹ nhân khác trong hậu cung của Lý Dục muốn gặp ông một lần cũng là điều vô cùng khó.
Sau khi Lý Dục trở thành hoàng đế vong quốc, Tiểu Châu Hậu cũng ở bên Lý Dục. Triệu Khuông Dận đã biết Lý Dục có một Tiểu Châu Hậu xinh đẹp nên đã nhiều lần nhân lúc đêm hôm bắt Lý Dục đưa hoàng hậu của mình vào cung cho ông. Ngoài Tiểu Châu Hậu ra, rất nhiều thê thiếp xinh đẹp của các quan thần Nam Đường đều bị đưa vào hậu cung của Triệu Khuông Dận. Khi màn đêm qua đi, Tiểu Châu Hậu và các mỹ nữ khác mới được trả về.
Những việc hoang đường như vậy cho dù là đối với Tiểu Châu Hậu hay Lý Dục đều là sự sỉ nhục vô cùng lớn, đặc biệt là tính cách Triệu Khuông Dận còn vô cùng tàn bạo, không biết nhân từ, thương hoa tiếc ngọc, mỗi lần Tiểu Châu Hậu quay trở về với Lý Dục thì khắp người toàn là vết thương khiến Tiểu Châu Hậu tức giận xả hết lên đầu Lý Dục. Cho dù là vậy, khi Tiểu Châu Hậu nhận được mệnh lệnh cũng không dám không đi. Còn Lý Dục cũng đã không còn là vua một nước từ lâu, đối mặt với sự cướp bóc ngang ngược của Triệu Khuông Dận, Lý Dục cũng chỉ có thể dùng rượu để giải tỏa, mong rằng có thể chìm trong giấc mộng, không cần phải đối diện với hiện thực tàn khốc.
Trong sách sử có giải thích nguyên nhân cái chết của Lý Dục là do vô tình uống nhầm thuốc độc, cuối cùng toàn thân co giật mà chết. Lời giải thích này thực sự rất khó thuyết phục lòng người. Nhiều người cho rằng rất có thể là do Triệu Khuông Dận vẫn còn dè chừng Lý Dục, biết ông hận mình nên để tránh Lý Dục sau này trả thù mới hạ lệnh cho người mời Lý Dục uống rượu, đồng thời hạ độc trong rượu, khiến ông biến mất một cách thần không biết quỷ không hay.
Lý Dục qua đời khi mới 42 tuổi, sau khi ông mất, thê tử của ông cũng ngày càng buồn bã, vài năm sau cũng không chịu đựng nổi sự nhục nhã mà Triệu Khuông Dận gây ra nên cũng phẫn uất mà qua đời. Lý Dục là hoàng đế nhưng cuộc đời ông lại chỉ như một trò cười. Nếu là thi nhân, họa sĩ thì ông có lẽ cũng có chút thành tựu nhưng số phận trêu ngươi khiến ông sinh nhầm thời.
Theo PV/Công lý & xã hội