Người vợ tào khang, hiền thục
Theo KK News, Lã hoàng hậu Lã Trĩ (241-180 TCN) được xem là người phụ nữ quan trọng nhất trong cuộc đời Hán Cao Tổ Lưu Bang (256-195 TCN) - người lập nên triều đại nhà Hán.
Tranh vẽ chân dung Lã hậu.
Cha Lã hậu là Lã Công, vốn là một người giàu sang và có danh vọng. Vào thời nhà Tần, gia đình Lã Công chuyển nhà đến huyện Bái (thuộc tỉnh Giang Tô) – quê hương của Lưu Bang.
Do Lã Công với huyện lệnh của huyện Bái là bạn bè nhiều năm, nên khi cả gia đình họ Lã dời nhà đến đây thì huyện lệnh và nhiều chức sắc trong vùng đều mang quà cáp đến chúc mừng.
Tại bữa tiệc đó, Lã Công gặp Lưu Bang – khi đó mới làm chức Đình trưởng nhỏ bé. Là người biết xem tướng số, vừa nhìn Lưu Bang, Lã Công liền cho rằng, người đàn ông này sẽ làm nên nghiệp lớn nên quyết định gả con gái mình là Lã Trĩ cho Lưu Bang.
Khi ấy, Lưu Bang hơn Lã hậu 15 tuổi, còn có một đứa con riêng tên là Lưu Phì. Thường thì đa số phụ nữ sẽ không bằng lòng với việc này, nhưng Lã hậu khi đó vẫn là một người phụ nữ hiền thục, cam lòng chấp nhận tất cả.
Lưu Bang hơn Lã Trĩ tới 15 tuổi. Ảnh minh họa.
Khi mới lấy nhau, Lưu Bang còn nghèo khó, Lã hậu vốn là con gái nhà giàu cũng vẫn phải làm nông, nuôi dưỡng con cái, chăm sóc bố mẹ chồng.
Có lần Lưu Bang uống say gây hoạ, bất đắc dĩ phải bỏ trốn, Lã hậu vừa phải chèo chống gia đình, vừa phải đi đưa cơm nước và quần áo cho Lưu Bang.
Càng hiếm thấy hơn nữa là Lã hậu không hề bạc đãi Lưu Phì. Từ đó có thể thấy, thời điểm này Lã hậu vẫn là người vợ hiền lương, chu đáo.
Cũng vì Lã Trĩ là người vợ từ thuở hàn vi, vào sinh ra tử, cùng trải qua cảnh nghèo khó, khổ cực, hỗ trợ chồng làm nên nghiệp lớn, có lúc còn bị bắt làm con tin nên khi Lưu Bang đánh thắng Hạng Vũ, giành được thiên hạ, ông đã phong cho Lã Trĩ làm hoàng hậu.
Ngang nhiên cắm sừng chồng vì bị ruồng bỏ
Tuy nhiên, khi trở thành mẫu nghi thiên hạ, Lã hậu đã không còn trẻ trung nữa. Những năm tháng lưu lạc, vất vả, khó khăn cũng khiến nhan sắc của bà tàn phai đáng kể.
Khi trở thành hoàng hậu, Lã Trĩ đã không còn thanh xuân.
Trong khi đó, sau khi có được thiên hạ, Lưu Bang lại ham mê tửu sắc, ngày đêm lao vào những cuộc hoan lạc trác táng với các mỹ nhân xinh đẹp, trẻ trung trong hậu cung mà lạnh nhạt với người vợ tào khang.
Lã hậu vốn từng chịu nhiều vất vả, vào sinh ra tử cùng Lưu Bang, dù khi thành nghiệp lớn được làm hoàng hậu, nhưng lại bị chồng ruồng bỏ, khó trách sinh lòng bất mãn. Cuối cùng, Lã hậu ngã vào vòng tay Thẩm Tự Cơ, người đồng hương với Lưu Bang, cũng là một trong những người đầu tiên gia nhập đội quân khởi nghĩa của Hán Cao Tổ.
Theo Hán Thư, khi Lưu Bang khởi binh chống lại nhà Tần, thường vắng nhà chinh chiến triền miên. Bố mẹ, vợ con Lưu Bang ở lại quê nhà, vốn nhờ có Thẩm Tự Cơ đỡ đần, chăm sóc.
Vào năm 205 TCN, thời điểm diễn ra trận Bành Thành, Lưu Bang thất bại thảm hại, tự mình dẫn hơn mười kỵ binh phá vòng vây chạy thoát thân, còn Lã hậu, Lưu Thái Công (cha Lưu Bang) và một số người nữa bị Hạng Vũ bắt làm con tin, Thẩm Tự Cơ cũng nằm trong số đó.
Theo KK News, vào những giây phút chồng tuyệt tình đến mức bất chấp tính mạng của vợ khiến Lã hậu nản lòng thoái chí, đều có Thẩm Tự Cơ bầu bạn. Vì thế, tình cảm giữa Lã hậu và Thẩm Tự Cơ được cho là đã thân thiết từ những ngày này.
Có một số ghi chép lịch sử còn viết rằng, mối quan hệ ngoài luồng giữa Lã hậu và Thẩm Tự Cơ thực tế xuất phát từ “trái tim” và họ thực sự thích nhau. Thậm chí, Lã hậu và Thẩm Tự Cơ còn được cho là đã ngoại tình với nhau từ khi cả hai bị Hạng Vũ bắt làm con tin.
Theo Sử ký Tư Mã Thiên, sau khi Lưu Bang mất năm 195 TCN, Lã hậu đã công khai tư thông với Thẩm Tự Cơ, còn cất nhắc nhân tình lên làm Tả thừa tướng.
Tư Mã Thiên đã kín đáo chép về việc này trong Sử ký: "Tả thừa tướng không làm việc, thường chỉ lo việc ở trong hậu cung". Thẩm Tự Cơ được Lã hậu sủng ái đã lũng đoạn triều Hán.
Khi Lã hậu thâu tóm quyền lực nhà Hán, Thẩm Tự Cơ thậm chí còn thường cùng bà quyết định các vấn đề trọng đại. Vì thế, nhiều quan lại muốn được việc phải đến nhờ cậy ông ta.
Sự dâm loạn và lộng quyền của Lã hậu kéo dài suốt 15 năm, gây ra không ít điều tiếng cho triều đại nhà Hán, vốn được coi là triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Sau này khi Lã hậu qua đời, những quần thần căm phẫn Lã hậu đã hợp nhau lại giết sạch người nhà họ Lã, giành lại giang sơn cho nhà họ Lưu. Còn Thẩm Tự Cơ sau này cũng bị Hoài Nam vương Lưu Trường giết chết.
Vì sao vợ cắm sừng, Lưu Bang vẫn “nhắm mắt làm ngơ”?
Tào hậu ngoại tình, Lưu Bang rõ ràng biết, nhưng lại chọn cách "nhắm mắt làm ngơ".
Theo các ghi chép lịch sử thì Lưu Bang hoàn toàn biết việc vợ mình ngoại tình nhưng cả đời ông đều không trừng phạt Lã hậu lẫn Thẩm Tự Cơ mà “nhắm mắt làm ngơ” coi như không biết việc này.
Vậy lý do nào khiến một vị vua nổi tiếng tàn nhẫn như Hán Cao Tổ lại có thể chấp nhận sự sỉ nhục này?
Theo KK News, lý do đầu tiên có thể vì Lưu Bang nghĩ đến tình nghĩa với nhà họ Lã. Khi Lưu Bang vẫn còn là một kẻ nghèo hèn, chính Lã Công – cha của Lã hậu là người đầu tiên tin tưởng Lưu Bang sẽ làm nên nghiệp lớn và không ngại gả con gái cho ông.
Hai người con trai nhà họ Lã là Lã Trạch và Lã Thích đều làm tướng dưới quyền Lưu Bang, theo Lưu Bang chinh chiến, đánh đông dẹp bắc. Lưu Trạch thâm chí đã tử trận trong quá trình giúp đỡ Lưu Bang giành lấy thiên hạ.
Ngoài ra, Lưu Bang và Thẩm Tự Cơ cũng là đồng hương, quen biết nhau từ thuở hàn vi. Thẩm Tự Cơ đã không quản ngại vất vả mà dốc sức giúp Lưu Bang chăm lo cho bố mẹ già lẫn vợ dại con thơ suốt những năm tháng ông chinh chiến xa nhà.
Tuy nhiên, Lưu Bang vốn không được xem là một người trọng tình trọng nghĩa. Nên lý do thứ 2 có thể khiến Lưu Bang “nhắm mắt làm ngơ” chuyện Lã hậu cắm sừng mình là vào thời Hán, ngoại tình không phải là một việc tày đình, thậm chí người ta có thể chấp nhận điều đó.
Cho nên việc Lã hậu tư thông với Thẩm Tự Cơ cũng có thể được xem là không quá to tát và cũng không đụng chạm đến lợi ích của Lưu Bang nên ông mới không truy cứu.
Thứ 3, Lã hậu vốn là người cơ trí, khôn ngoan. Sau khi Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, Lã hậu cũng trở thành cánh tay đắc lực giúp chồng trị quốc. Bà thậm chí trực tiếp can thiệp vào việc triều chính, khiến triều thần, một phần kính nể bà, một phần sợ hãi sự tàn nhẫn, cứng rắn trong hành vi cai trị của bà.
Có nhiều việc Lưu Bang được cho là không thể giải quyết, nhưng Lã hậu lại đảm đương được, chẳng hạn như việc sát hại 2 công thần là Hàn Tín và Bành Việt. Do đó, Lưu Bang có thể nhận thấy rằng, trong hậu cung, không ai có thể thay thế được vị trí của Lã hậu.
Thứ 4, một lý do đơn giản khiến Lưu Bang bỏ qua cho Lã hậu và Thẩm Tự Cơ là vì muốn giữ thể diện. Nếu ông truy cứu, đồng nghĩa với việc tuyên bố cho toàn thiên hạ biết rằng mình đã bị “cắm sừng”. Với một vị hoàng đế như Lưu Bang, thể diện và lợi ích là điều quan trọng nhất. Do đó, để bảo vệ thể diện lẫn lợi ích, Lưu Bang mới chịu “nhắm mắt làm ngơ” chuyện vợ ngoại tình.
Theo Danviet