Khám phá cuộc sống của phi tần trong “hậu cung” nhà Đường

Google News

Dù có như thế nào được đối xử ra sao thì những cung tần mỹ nữ trong hậu cung cũng sẽ nhiều phần sống trong sự cô độc.

Triều Đường trong xã hội phong kiến Trung Quốc là một vương triều thực hiện chế độ nhân tính hóa, điểm này được thể hiện nổi bật trong việc đối xử với phụ nữ. Trong hôn nhân nếu phụ nữ cảm thấy không toại nguyện, họ được quyền chủ động ly hôn, thậm chí có thể được thương lượng khi ly hôn. Về y phục cũng có thể mặc quần áo của nam giới, đặc biệt hơn cũng có thể mặc những bộ quần áo gợi cảm khoe những điểm cong hút mắt trên cơ thể.

Cách đổi xử với các phi tần của mình

Điển hình thời Đường Trung Tông, các phi tần của hoàng đế có thể xây dựng nơi ở riêng cho mình, cần tiền sẽ có tiền, cần người hầu sẽ có người hầu, không nhất thiết phải cả ngày ở trong cung để hầu hạ hoàng thượng. Điều đáng nói nhất chính là chế độ thị tẩm được quy định trong cung nhà Đường, cho dù thời gian vẫn phải được sắp xếp, người vẫn phải chọn và theo quy định nhưng vẫn được coi một điển hình tiêu biểu cho việc nhân tính hóa trong xã hội phong kiến cổ đại.

Nhằm quản lý “đội quân nương tử” đông như thế người đứng đầu đã phải thực hiện chế độ phẩm cấp, chia phi tần, cung nữ thành 8 cấp và được quản lý tương tự như quan viên. Hoàng hậu được coi là quốc mẫu chỉ dưới hoàng thượng, đứng đầu lo quản lý hậu cung, tiếp đến các phi tử lần lượt chia theo các cấp sau:

 

Kham pha cuoc song cua phi tan trong “hau cung” nha Duong

Cung tần mỹ nữ trong hậu cung 

Chính nhất phẩm là phu nhân bao gồm có: Quý phi, Thục phi, Đức phi, Hiền phi. Chính nhị phẩm gồm có cửu tần: Chiêu nghi, Chiêu dung, Chiêu ái, Tu nghi, Tu dung, Tu ái, Sung nghi, Sung dung, Sung ái. Chính tam phẩm gồm có Tiệp dư, chính tứ phẩm gồm có Mỹ nhân, chính ngũ phẩm có Tài nhân 3 cấp, mỗi cấp 9 người hợp thành thống nhất gọi là nhị thập thất thế phụ. Chính lục phẩm gồm có Bảo lâm, chính thất phẩm là Ngự nữ, chính bát phẩm là Thái nữ gồm ba cấp, mỗi cấp có 27 người hợp thành gọi là bát thập nhất ngự thê.

Việc sắp xếp thường được định trước ngày 15 hàng tháng, khi mặt trăng càng ngày càng tròn và sáng. Vì thế từ mùng 1 đến rằm sẽ được sắp xếp từ thân phận thấp nhất là ngự thê lần lượt sẽ đến ngôi vị cao nhất là hoàng hậu và từ ngày 16 trở đi thì sẽ quay ngược lại bắt đầu từ vị trí cao đến thấp.

Cuộc sống của cung nữ trong nhà Đường

Vào cuối nhà Đường chế độ đẳng cấp của hậu cung tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nội dung cơ bản vẫn giữ như cũ. Công việc của các cung nữ được phân công rất rõ ràng và chi tiết. Những nữ quan có phẩm cấp chiếm một số lượng rất nhỏ số cung nữ trong chốn hậu cung. Còn lại đều là những cung nữ bình thường phải lao động chân tay rất vất vả, rất ít khi cho cơ hội tiếp xúc với những phi tần có đẳng cấp cao và càng không có cơ duyên được diện kiến hoàng thượng. Thậm chí những cung nữ này sau khi chết cũng không có mộ chí, cho nên cuộc sống của họ không ai biết tới.

Việc cung nữ nhập cung bằng hình thức nào sẽ quyết định địa vị của họ trong hậu cung. Phần lớn các cung nữ đều từ nhân gian, được tuyển vào cung những người có xuất thân từ con nhà tử tế, phẩm chất đạo đức tốt sẽ có cơ hội được tấn phong làm nữ quan trong cung. Còn lại thì do bản thân hoặc người nhà phạm tội mà bị bắt vào cung thì địa vị của họ thấp kém nhất, thường phải làm những việc như thêu thùa, may vá, giặt giũ, nấu nướng...

Kham pha cuoc song cua phi tan trong “hau cung” nha Duong-Hinh-2

Trăm nghìn người phụ nữ cũng chỉ phục vụ một người đàn ông

Ngoài ra có một số ít các cung nữ là do các nước phụ thuộc, quan lại địa phương hoặc công chúa tiến hiến nhập cung, những người này đương nhiên sẽ có những tài hoa đặc biệt, dễ dàng nhận được sự chú ý của hoàng thượng và thường được tấn phong làm phi tần, nhưng họ cũng thường là gian tế ở bên hoàng thượng cho những người đã tiến hiến họ.

Công việc hàng ngày của các cung nữ rất vất vả, từ sáng sớm đến đêm khuya. Nhiệm vụ quan trọng của các cung nữ là phục vụ hoàng thượng và đám hậu phi. Để thỏa mãn được những nhu cầu về một cuộc sống an nhàn, xa xỉ cho đám chủ nhân thì phạm vi công việc của họ gồm chăm lo ăn, ở, quần áo, đi lại.

Tuy vất vả nhưng ở triều Đường, hoàng đế vô cùng coi trọng việc đào tạo cung nữ nên có hẳn một trường học ở hậu cung chuyên dành cho các cung nữ đọc sách, họ cũng thường xuyên được giáo dục, bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa, âm nhạc nghệ thuật và các kỹ năng, vì thế tố chất của các cung nữ nhà Đường tương đối cao. Trong đó có Thượng Quan Uyển Nhi nổi tiếng trong lịch sử, một cánh tay phải đắc lực trợ giúp Võ Tắc Thiên.

Theo Thu/Khỏe & Đẹp