Không trồng cây cọ Nhật trong nhà sẽ phí cả đời

Google News

Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật giúp cho phòng khách, phòng làm việc không những có thêm không gian xanh mà còn giúp hút khí độc cực tốt.

Cây cọ Nhật hay còn được gọi là kè Nhật là cây nội thất khá quen có đặc điểm lá lớn, tán lá rộng xòe, tròn tạo thành hình cái phễu tượng trưng cho tiền tài, giàu sang và thu hút tài lộc, màu xanh tươi mang đến nhiều may mắn.
Dáng cây vươn cao, chia làm nhiều nhánh, đầy sức sống, mang ý mọi chuyện được thăng tiến, thành công trong cuộc sống. Đồng thời mang lại sự thanh lịch và sang trọng, phù hợp cho phòng tiếp khách.
Ngoài những yếu tố trên cây cọ Nhật còn có tác dụng loại bỏ các chất như ammonia, giảm kim loại nặng trong không khí, xua côn trùng,.. giúp cho không gian sống và làm việc của bạn tươi mát đầy năng lượng. Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật lại không quá khó. Dưới đây là các bước hướng dẫn trồng cơ bản nhất.
Khong trong cay co Nhat trong nha se phi ca doi
Áp dụng kỹ thuật trồng cây cọ Nhật sẽ mang đến cho gia đình bạn nhiều may mắn. Ảnh minh họa 
Nhiệt độ và điều kiện thích hợp trồng cây cọ Nhật
Vì là cây ưa sáng nên khi trồng cần đặt ở những nơi có đủ ánh sáng chiếu vào. Nếu đặt được cây ở vị trí có khoảng 2 đến 3 giờ có ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt tạo màu xanh đẹp nhất cho lá. Đặc biệt, cây không chịu được lạnh nên cần hạn chế bật điều hòa quá lạnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cọ Nhật
Kỹ thuật trồng cây cọ Nhật có thể bằng cách nhân giống từ hạt. Đất trồng cây này nên chọn đất mục và đất phù sa để trồng. Trộn với các chất giàu dinh dưỡng như các loại phân sinh học, phân hữu cơ và bón lót phân bắc là tốt nhất.
Cây cọ Nhật có đặc điểm là không cần quá nhiều nước. Chỉ cần thấy gốc cây khô thì có thể tưới nước 1 tuần/lần. Khi tưới nhớ lưu ý phảidùng bình phun nước cho cây là một việc làm sáng suốt, do cây vừa được tưới nước lại được làm sạch lá, góp phần cho cây quang hợp tốt.
Nếu sợ rễ cây bị khô có thể lấy một chậu nước to, đặt cả chậu cây vào trong đó đến khi thấy hết sôi bọt thì bỏ ra. Sau khi tưới nước xong nên kiểm tra xem có bị nước thừa trong chậu cây hay không. Nếu thừa nhiều nước sẽ bị úng ngập gây ra thối rễ.
Nên chọn bình tưới khá cân bằng để cầm, có vòi dài và hẹp tưới trực tiếp lên bề mặt đất. Ngoài ra, cây cũng cần có chất dinh dưỡng, thỉnh thoảng trộn một ít phân vi sinh cho cây bằng cách gỡ vài cm phần đất phía trên ra.
Cách phòng bệnh cho cây cọ Nhật
Trồng cây cọ Nhật rất ít sâu bệnh chỉ thỉnh thoảng bị lá úa vàng. Nếu gặp trường hợp này có cắt bỏ lá vàng, lá úa, hạn chế tàn thuốc lá rơi vào chậu cây. Ngoài ra cây còn bị bệnh phấn trắng, bạn dùng khăn và cồn lau cây sẽ phát triển bình thường, nếu mức độ nặng hơn, bạn cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh.
Kỹ thuật hồi phục khi cây bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Theo An Dương/VietQ