Nhiều người Việt trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng thường đi chùa lễ Phật với tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, chư vị Bồ Tát, các bậc thánh hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.Như vậy chúng ta cần biết một số nguyên tắc khi đi lễ chùa như sau:
Trang phục
Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.
Cầu nguyện
|
Khi bước vào nhà chính của đền, chùa, bạn không được đi vào từ cửa giữa. |
Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…
Đi đứng, nói năng
Khi vào chùa, không nên đi đông và nói chuyện ồn ào. Trong chùa thường chỉ có tiếng mõ, đọc kinh và tiếng cầu khấn của khách thập phương. Chùa không phải là nơi tán gẫu, nhiều người đứng tụm năm tụm ba, cười nói rất lớn, thậm chí nói tục chửi bậy như ngoài hàng, ngoài quán, làm mất mỹ quan, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Khi hành lễ cũng không nên khấn quá to, cầu ước quá tham lam. Đi đứng trong chùa phải từ tốn, nhẹ nhàng, không nên chỉ trỏ và bình phẩm những bức tượng Phật và các đồ vật trong chùa, không nhai kẹo, nhai trầu, hút thuốc. Khi gặp các vị chủ trì và tăng ni thì dùng phật danh 'A Di Đà Phật' để chào hỏi.
Nguyên tắc ra, vào
Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.
Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.
Xưng hô
Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.
|
Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. |
Năm bước hành lễ khi đi chùa
1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.
(Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, cung cấp nội dung khoa học phong thủy cho bạn đọc).
Theo Diệp Thảo/Khỏe & Đpẹ