Tại thời điểm đó, 13 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương. Nhưng đau đớn hơn, di chứng mà nó mang lại rất nặng nề. Chỉ ít ngày trước đây thôi, Sachiko Asakawa-một nạn nhân 56 tuổi, mang di chứng tổn thương não đã ra đi sau 25 năm chống chọi với bệnh tật.
|
Nhiều nạn nhân vật vã trên đường phố sau vụ tấn công. Ảnh: Kyodo |
Cũng vào ngày đó, cùng lúc khoảng 640 người được đưa đến bệnh viện. Một tuần sau con số lên tới 1.200. Nhiều người bị trúng độc giai đoạn đầu, có dấu hiệu mất đi ý thức. Một năm sau, nhiều dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể nhiều người bắt đầu phát tác. Và công việc nghiên cứu bệnh tật do chất độc sarin mang lại bắt đầu song song với việc cứu chữa người bệnh.
Và kết quả lộ diện với những đau đớn tăng dần. Trong những người liên quan đến sự kiện, bệnh cơ thể mệt mỏi, lừ đừ chỉ có 7,3% sau 1 năm sự kiện xảy ra, 10 năm sau tăng lên 43,3%. Bệnh đau đầu chiếm 44,7%, kiết lỵ chiếm 18,6%. Riêng bệnh run chân tay chiếm 49,8% sau 13 năm. Nhưng có lẽ ám ảnh và xót xa nhất là những trẻ chưa thành niên mắc những bệnh ảnh hưởng tới tương lai như; chậm phát triển, thần kinh yếu, lo lắng sợ hãi…
|
Bà Sachiko đã chiến đấu với bệnh tật do di chứng của khí sarin suốt 25 năm qua. |
Còn những người bị thương, trúng độc trực tiếp ngay trong sự kiện đó cho đến nay vẫn còn đó. Người thì bị tổn thương não, mắt mờ, thần kinh không chủ động, người thì liệt nằm trên giường. Anh trai của bệnh nhân Sachiko Asakawa tâm sự rằng đối với em gái ông 25 qua là 25 năm đau đớn. Và cũng 25 năm qua, kể từ ngày em gái ông mất đi, ông mới dám nói rằng em gái ông đã nỗ lực chống chọi với bệnh tật thế nào.
Di chứng trên cơ thể người bệnh, và nỗi đau, ám ảnh đối với những người thân trong gia đình mãi mãi không thể quên. Chỉ khi đi vào cõi vĩnh hằng, những nỗi đau thể xác và tinh thần ấy mới thực sự vô thường.
Khi khói độc bay ra cũng là lúc những con người bị nhiễm độc và chịu đau đơn đến khi chết. Nhưng mãi đến 24 năm sau, tháng 7/2018, bản án tử hình đối với toàn bộ thành viên của giáo phái AUM Shinrikyo, trong đó bao gồm cả Shoko Asahara, thủ lĩnh của giáo phái này mới được thực thi.
Đây là vụ tấn công gây thương vong nhiều nhất tại Nhật Bản và gây chấn động dư luận toàn thế giới. Hiện vẫn chưa rõ động cơ thực sự của vụ tấn công này. Trước đó, các thành viên AUM Shinrikyo cũng đã tham gia vụ tấn công khác bằng sarin vào năm 1994 tại Matsumoto, tỉnh Nagano, làm 8 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương và tham gia vào vụ sát hại gia đình một luật sư (gồm 3 thành viên) năm 1989.
Vụ thi hành án tử hình các thành viên giáo phái AUM là vụ thi hành án tử hình lớn nhất ở Nhật Bản kể từ vụ xử tử 11 đối tượng âm mưu ám sát Nhật hoàng năm 1911. Giáo phái AUM Shinrikyo hiện đã đổi tên thành Aleph và từ năm 2000, giáo phái này đã tuyên bố không còn coi Shoko Asahara là thủ lĩnh.
Nhưng, vụ tấn công bằng chất độc sarin vào tàu điện ngầm Tokyo đã là dấu ấn buồn của lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới về những vụ tấn công dân thường. Sự sống vẫn luôn chảy không ngừng, nhưng những sự đe dọa sự sống ấy cũng luôn tồn tại.
Ngày 20/3 cũng là ngày quốc tế hạnh phúc. Và trong ngày này, chúng ta mong rằng những vụ tấn công gây chết chóc sẽ không còn, sự đe dọa của bệnh dịch và thiên tai cũng sẽ giảm bớt, và con người chúng ta được sống an vui bên những người thân yêu.
Theo Bùi Hùng/VOV