Từ thời nhà Thanh, các mỹ nhân ở độ tuổi đẹp nhất 14-15 sẽ được tuyển chọn để đưa vào cung. Mỗi 3 năm sẽ có 1 đợt tuyển tú, các mỹ nhân sẽ phải trải qua rất nhiều khâu tuyển chọn khắt khe để được nhập cung.
Sau khi nhập cung, các mỹ nữ, phi tần cũng phải trải qua rất nhiều quy định, thế nhưng không là gì bởi việc sống còn của họ là làm sao để được Hoàng đế chú ý. Vì có quá nhiều phi tần, nên việc thị tẩm của vua cũng được sắp xếp lịch trình rõ ràng và có thời gian được quy định bởi Kính sự phòng.
Các quy định ngặt nghèo là vậy, thế nhưng các phi tần này chỉ có khoảng 10 năm để “chuyển mình”, sau 25 tuổi họ sẽ bị “xếp xó” hạn chế được vua thị tẩm. Điều này đã được ghi chép trong rất nhiều tài liệu lịch sử, sau cột mốc này họ sẽ hiếm được đưa vào danh sách thị tẩm.
|
Ảnh minh họa. |
Để lý giải cho “luật rừng” này, các chuyên gia đưa ra 3 nguyên nhân. Đầu tiên, độ tuổi 25 đã bị “về vườn” có thể là do tuổi thọ của những người cổ đại không cao. Ở thời kì đó, người 50 tuổi đã được xếp vào hàng cao niên. Nữ giới 14-15 tuổi được xem là độ tuổi thích hợp để thành thân. Chính vì vậy, 25 tuổi là độ tuổi đã “quá lứa” cho việc kết hôn và sinh đẻ.
Thứ 2, bước qua tuổi 25 cơ thể phụ nữ đã có rất nhiều thay đổi, khả năng thụ thai cũng giảm bớt. Tuổi tác càng lớn thì việc đảm bảo cho việc sinh nở an toàn càng thấp, hơn nữa ở thời kì này y học còn sơ sài, chưa phát triển.
Cuối cùng, lý do được đưa ra là để hạn chế đảm bảo long thể cho hoàng đế. Vì việc hạn chế các phi tần qua 25 tuổi sẽ giúp vua tránh được việc hoài phí tinh lực thị tẩm những người khó có khả năng mang thai. Bới đối với người Trung Quốc xưa, những thê thiếp trong cung chủ yếu đóng vai trò duy trì nếp sống.
Theo Thời báo văn học nghệ thuật