Vào giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, những nhà thám hiểm châu Âu đã tìm thấy những thanh đao này trong những bộ tộc thiểu số ở Congo. Theo những bản phác thảo cổ thì dân bản địa sử dụng vũ khí này trong xử tử tù nhân, mặc dù đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về vũ khí này.
Theo tiếng bản địa, thanh đao này được gọi là “ĐaoNgulu” có nghĩa là “Tử Hình Đao”, loại vũ khí này được tìm thấy hầu hết trên khắp lãnh thổ Congo, xuất phát từ bộ tộc Ngombe. Chỉ có trưởng bộ tộc hoặc những người có uy quyền trong làng mới có quyền giữ thanh đao này.
Tổng chiều dài thanh đao khoảng 66cm, hình dáng khá giống một lưỡi hái với các đường răng cưa phía dưới.
“Tử Hình Đao”chỉ được sử dụng trong một số dịp lễ đặc biệt. Họ chọn ra một tù nhân, buộc đầu tù nhânvào ngọn cây cao có độ đàn hồi tốt, bắt người đó quỳ xuống khi cổ đang bị kéo căng bởi nhánh cây, sau đó tù trưởng sẽ dùng đao chặt đầu người đó và nhờ độ đàn hồi của cây khiến đầu người đó bắn ra. Sau khi tù nhân bị chặt đầu, những phần còn lại của cơ thể được cắt đều và bộ lạc bắt đầu ăn tiệc bằng phần thịt còn lại của tù nhân.
Tộc Ngombe được biết đến như một bộ lạc ăn thịt người ở Congo, ngoài những cuộc tử hình trên họ con tổ chức những cuộc thi săn người và giết hại những thị tộc gần đó để làm thức ăn.
Nay bộ tộc này vẫn còn hiện diện ở Congo, dùhọ đã bỏ tập tục ăn thịt người nhưng họ vẫn giữ những nghi lễ hiến tế bằng những condêthay vì dùng con người như trước kia.
Theo Quang Lữ/Võ thuật