Lực lượng cảnh vệ bảo vệ hoàng đế Trung Hoa mạnh cỡ nào?

Google News

Bài học từ các triều đại thúc đẩy tầm quan trọng của lực lượng cảnh vệ trong việc đảm bảo an ninh cho người đứng đầu Trung Hoa thời phong kiến được thể hiện rất rõ.

Thời Tống
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn là cái tên nổi bật khi là người lập ra triều Tống. Trước đó, ông chỉ là "Điện tiền đô điểm kiểm" (tướng lĩnh cấm vệ quân thời Hậu Chu) nhưng nhờ cuộc chính biến mà thành công đoạt được ngai vàng. Hiểu rõ được vai trò của đội cảnh vệ hoàng cung nên ông đã gây dựng lên đội cấm vệ quân lớn mạnh nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Tống Thái Tổ ban đầu xây dựng một đội cấm vệ tinh nhuệ rồi hợp nhất quân địa phương, mở rộng đội cấm quân tại trung ương. Số quân lính dưới thời của ông lên tới 37,8 vạn người vào năm Khai Bảo, trong đó có 19,4 vạn người là quân cấm vệ.
Học theo Hoàng đế khai quốc, các đời vua Tống sau đó cũng chú trọng việc xây dựng cấm vệ quân, như thời vua Tống Thái Tông có 66,6 vạn quân nhân và quân cấm vệ chiếm hơn phân nửa - 35,8 vạn người; Thời vua Tống Nhân Tông, có tới 82,6 vạn quân cấm vệ (năm Khánh Lịch). Ngoài nhiệm vụ bảo vệ vua thì cấm vệ quân thời Tống còn phải đi chinh chiến bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Có một thực tế là vì nuôi quá nhiều binh sĩ nên dẫn đến sự thiếu hụt quân lương vì lượng người tăng gia sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của quân đội. Chính Tống Thần Tông Triệu Húc cũng từng than thở rằng: "Chúng ta nước nghèo, người nghèo, cũng vì thừa binh". Về sau thì số lượng quân nhân trong các triều Tống cũng dần giảm đi.
Luc luong canh ve bao ve hoang de Trung Hoa manh co nao?
Ảnh minh họa.
Cẩm Y Vệ thời nhà Minh
Cẩm Y Vệ ban đầu là Củng Vệ Ty do hoàng đế Chu Nguyên Chương lập nên vào năm 1368, chuyên hầu cận bảo vệ hoàng đế. 1 năm sau Chu Nguyên Chương sáp nhập Củng Vệ Ty với Nghi Loan Ty (chuyên lo về nghi vệ) thành "Thân quân Đô úy phủ" đảm nhiệm nhiệm vụ của chưởng quản nghi trượng và thị vệ cho ông. Đến năm 1382 thì Thân quân Đô úy phủ chính thức đổi tên thành Cẩm Y vệ.
Đây là lực lượng đặc biệt do hoàng đế trực tiếp quản lý, nằm ngoài tất cả các bộ, chủ yếu cai quản việc hình ngục, toàn quyền trinh thám, dò xét, thẩm vấn. Đặc biệt, Cẩm Y Vệ còn có đặc quyền định tội bất kỳ ai mà không cần phải thông qua Hình bộ.
Đông Xưởng
Đến thời Minh Thành Tổ Chu Đệ, nhận thấy sự hạn chế của Cẩm Y Vệ trong nội cung nên vị hoàng đế này đã lập ra Đông Xưởng (năm 1420) với chức năng giám sát cấm cung, trấn áp những lực lượng đối nghịch với nhà vua. Các đối tượng chủ yếu chịu sự giám sát của Đông Xưởng bao gồm nội các, quân đội, quan viên, nhân sĩ trí thức, học giả danh gia, mọi cơ quan quyền lực của triều đình. Đông Xưởng có quyền tự xử các tội nhẹ không cần thông qua cơ quan tư pháp nhưng với các tội lớn thì sẽ phải báo cáo với hoàng đế để ngài định đoạt.
Tây Xưởng là một tầm cao mới trong cấm vệ quân khi vừa có chức năng giống với Cẩm Y Vệ, Đông Xưởng lại vừa có pháp đình và lao ngục riêng. Cụ thể, Tây Xưởng có thể toàn quyền xử lý các vụ án lớn nhỏ, định đoạt tội danh, đưa ra hình phạt mà không cần thông qua hoàng đế. Tây Xưởng thậm chí còn giám sát cả Đông Xưởng nên thế lực có thể nói là dưới 1 người trên vạn người. Tuy nhiên dưới sự phản đối của bá quan và dị nghị của dân chúng mà Tây Xưởng chỉ tồn tại được 5 tháng. Chừng ấy thời gian tồn tại của nó cũng đủ làm cho Chu Kiến Thâm mang tiếng hôn quân muôn đời.
Đến năm 1506, Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu lại tái lập Tây Xưởng, gây ra trận đấu đá giữa chưởng quản Đông Xưởng Mã Vĩnh Thành và chưởng quản Tây xưởng Cốc Đại Dụng. Lợi dụng tình hình này, Lưu Cẩn đã xúi hoàng đến lập ra Nội Hành xưởng vào năm 1508, thống lãnh Đông Xưởng và Nhị Xưởng. Chỉ trong 2 năm thành lập, nơi đây bị Lưu Cẩn biến thành địa ngục trần gian với vô số thủ đoạn tra tấn dã man, số người chết lên đến vài ngàn, số người bị lưu đày tính vằng vạn. Cuối cùng vào năm 1510, Lưu Cẩn bị xử tử vì tội mưu phản, Nội Hành Xưởng cũng bị xóa sổ theo.
Theo DNVN