Lưu Bị trọng nghĩa khí với anh hùng thiên hạ nhưng lại vô tâm với vợ con.
Thế nhân đều biết thời kỳ Tam Quốc loạn lạc là kỷ nguyên của những anh hùng xuất thế. Không chỉ có những văn thần mưu sĩ tài hoa, danh tướng anh dũng song, còn có những bậc quân chủ hùng tài đại lược. Tuy nhiên, ngoài những chiến tích kinh thiên động địa, thanh sử lưu danh, họ còn làm ra những chuyện đáng xấu hổ không nói nên lời.
Con người Lưu Bị luôn lấy "đức" làm gốc. Ông thương dân như con, trọng nghĩa khí với huynh đệ quần thân, những đối với những người vợ của mình lại khiến người khác nhìn vào phải mặt tròn mặt dẹt. Lưu Bị từng an ủi 2 huynh đệ Quan Vũ và Trương Phi bằng câu nói hết sức cảm động nhưng cũng rất vô tình rằng "huynh đệ như thủ túc, nữ nhân chỉ giống như y phục thôi", điều này cho thấy trong tâm Lưu Bị chỉ có huynh đệ là quan trọng. Cứ nghĩ chỉ là lời nói lấy lòng huynh đệ nhưng sự thực Lưu Bị cũng không ít lần từng bỏ rơi vợ mình như vậy.
Triệu Vân "thất tiến thất xuất" cứu A Đẩu.
Ví như lần Lưu Bị dẫn quân tiếp đánh Viên Thuật, không ngờ Trương Phi ở Từ Châu bị Lữ Bố phục kích bỏ chạy. Gia quyến của Lưu Bị ở Từ Châu vì thế mà rơi vào tay Lữ Bố. Lúc đó Lưu Bị không hề quở trách Trương Phi mà còn an ủi khích lệ, không có một chút gì thể hiện sự quan tâm đến những người vợ của mình. May mà Lữ Bố không hề làm khó gia quyến của Lưu Bị, khi 2 bên hòa giải đã thả họ về.
Chưa hết, sau này khi Tào Tháo lại một lần nữa dẫn đại binh công chiếm Từ Châu, Lưu Bị lại một lần nữa tháo chạy mà bỏ lại vợ con mình, chỉ có Quan Vũ tân tâm tận chức bảo vệ 2 vị phu nhân, cuối cùng mới có thể trở về an toàn.
Lần thứ ba là tại đại chiến dốc Trường Bản, trong cơn hoảng loạn lại một lần nữa đánh rơi vợ con mình. Nhưng lần này, Triệu Vân dũng mãnh, một mình "thất tiến thất xuất" giữa đại quân Tào chỉ có thể cứu Ấu chúa A Đẩu, còn vị phu nhân của Lưu Bị phải bỏ mạng xuống Hoàng Tuyền.
Một người lấy đức phục nhân như Lưu Bị nhưng lại đối xử với vợ con mình như vậy, thật chẳng nói nên lời!
Tôn Thượng Hương bị anh ruột Tôn Quyền biến thành một quân bài chính trị.
Tiếp theo là sự kiện Tôn Quyền gả em gái ruột. Mặc dù noí Tôn-Lưu hai nhà liên minh chống Tào, cùng giành đại thắng Xích Bích, nhưng sau lại vì vấn đề Kinh Châu mà khơi dậy sự tranh chấp. Để có thể cứu vãn mối quan hệ giữa hai nhà Tôn-Lưu và mưu đồ bá nghiệp của bản thân, Tôn Quyền đã quyết định đem em gái ruột của mình là Tôn Hương Liên gả cho Lưu Bị.
Vào thời điểm đó, Tôn Hương Liên chưa đến 20, là giai đoạn thanh xuân nhất của con gái, còn Lưu Bị là một ông già đã gần 50 tuổi. Hành động của Tôn Quyền chẳng khác gì đẩy em ruột mình xuống vực thẳm. Không những vậy, sau một thời gian chung sống cùng Lưu Bị, Tôn Hương Liên lại bị chính anh trai mình lập mưu đón về, từ đó dần dần bị trầm cảm, không lâu sau thì qua đời.
Chỉ vì ngựa Xích Thố và mỹ nữ mà Lữ Bố liên tiếp giết hại hai cha nuôi của mình.
Lữ Bố một đời anh hùng cái thế nhưng lại hữu dũng vô mưu, hành động suy nghĩ như đứa trẻ, cả đời bị gắn liền với ô danh "Gia nô ba họ". Ban đầu khi còn là con nuôi của Đinh Nguyên, Lữ Bố chỉ vì ngựa Xích Thố mà đã giết chết cha nuôi của mình rồi đi theo Đổng Trác. Sau lại vì một mỹ nữ mà giết tiếp cha nuôi Đổng Trác. Tuy Đổng Trác bị coi là quốc tặc thời điểm đó, nhưng Lữ Bố vẫn không xóa bỏ được ô danh ngàn đời.
Tào Tháo, người luôn bị đánh giá là gian xảo số một thời Tam Quốc.
Cuối cùng là Tào Tháo mượn đầu. Có lẽ trước giờ người đời chỉ nghe qua mượn tiền, mượn lương thảo chứ chưa có ai nghe qua mượn đầu. Khi cuộc chiến với Viên Thiệu giàng co kéo dài, lương thảo của quân Tào dần dần bị cạn kiệt, trưởng quản kho lương đã đem sự việc trình báo với Tào Tháo. Tào Tháo bảo ông phân phát cho mỗi người ít hơn một chút là được. Trưởng quản kho lương do dự cho rằng nếu làm như vậy ắt sẽ khiến quân sĩ bất mãn. Tào Tháo bảo trưởng quản cứ an tâm bởi ông đã có cách giải quyết.
Trưởng kho lương thật thà làm theo như lời Tào Tháo, quả nhiên lòng quân hỗn loạn, Lúc này Tào Tháo mới bộc lộ sự xảo trá không ai bằng của mình. Tào Tháo nói với trưởng quản kho lương rằng "cho phép ta mượn đầu của ngươi để ổn định lòng quân". Thế rồi, Tào Tháo khép vị trưởng quản tội nghiệp vào tội cắt xét lương thực và ra lệnh xử trạm giữa ba quân, vì vậy mà có thể xoa dịu cơn giận của các binh sĩ. Hậu thế gọi Tào Tháo là gian hùng cũng chả có gì là sai cả.
Theo Hoa Vũ/Doisongphapluat