Hoàng đế không được ăn quá 3 miếng/món
Trung Quốc thời cổ đại, Hoàng đế là người nắm giữ vị trí chí cao vô thượng nên mọi phương diện sinh hoạt hàng ngày đều được chăm lo cẩn thận, vấn đề ăn uống cũng thế.
Không ít người cho rằng, Hoàng đế nắm quyền sinh sát trong tay, có cả thiên hạ nên ăn gì cũng được. Tuy nhiên, theo ghi chép củavị Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng là Phổ Nghi, chuyện ăn uống của vua chẳng hề tự do, thoải mái như thế. Để tránh bị đầu độc, Hoàng đế không được phép ăn 3 miếng/món.
Nếu ăn như thế, với lượng món ăn không hề nhỏ trong mỗi bữa ăn của Hoàng đế thì lượng đồ thừa sẽ đi đâu? Thực tế, đồ ăn thừa rất ít khi bị bỏ bởi các Thiên tử thời ấy đều coi trọng việc tiết kiệm.
Thức ăn thừa của Hoàng đế được xử lý ra sao?
Trên phương diện ăn uống nói riêng, có không ít người vẫn cho rằng các vị vua thời phong kiến vốn nắm quyền sinh quyền sát trong tay, lại ngồi trên núi vàng núi bạc của thiên hạ, nên muốn ăn sơn hào hải vị nào cũng hoàn toàn không phải là vấn đề.
Thế nhưng theo ghi chép của vị Hoàng đế nhà Thanh cuối cùng là Phổ Nghi, chuyện ăn cơm của nhà vua vốn chẳng hề có được sự tự do như vậy. Theo đó, để tránh bị kẻ khác đầu độc, Hoàng đế không được phép ăn quá 3 miếng cho mỗi món.
Điều này lại khiến hậu thế không khỏi nảy sinh thắc mắc: Mỗi bữa ăn của các vị vua thời xưa đều có không ít món, trong khi đó mỗi món lại chỉ ăn không quá ba gắp, vậy lượng thức ăn thừa không nhỏ sau mỗi bữa sẽ được xử lý như thế nào?
Trên thực tế, số thức ăn này rất ít khi bị đổ bỏ, bởi các vị Thiên tử thời bấy giờ đa số đều coi trọng việc tiết kiệm.
Lượng thức ăn còn dư lại trong mỗi bữa ngự thiện của Hoàng đế sẽ được xử lý theo 2 cách phổ biến dưới đây.
Cách thứ nhất: Ban thưởng cho các phi tần hoặc quan viên
Những đối tượng được ban thưởng các món sơn hào hải vị trong bữa cơm của nhà vua chủ yếu là phi tử hoặc đại thần.
Việc ban các món ngon cho những mỹ nhân hậu cung từ lâu vốn đã không phải là một chuyện hiếm lạ. Thế nhưng việc ban thưởng chúng cho các quan viên trong triều lại là một hành động mang nhiều tầng ý nghĩa.
Vào thời cổ đại, những vật phẩm thường xuyên được nhà vua thưởng cho quan lại chủ yếu là vàng bạc châu báu. Tuy nhiên trong mắt những quan viên này, số của cải vật chất ấy thậm chí còn không đáng giá bằng một vài món ăn được vua ban.
Bởi lẽ, cổ nhân Trung Hoa cho rằng, lễ nghi cao nhất trong việc mời cơm chính là mời đối phương tới nhà mình ăn cơm. Mà việc Hoàng đế đem món ăn mình dùng ban thưởng cho các đại thần dưới trướng lại được xem là một ân huệ vô cùng lớn.
Bởi nếu xét trên một góc độ khác, hành động này cũng là minh chứng cho thấy các đại thần nói trên đã được ban vinh dự ăn chung món ăn với bậc Thiên tử.
Điểm đáng nói hơn còn nằm ở chỗ, dựa theo phép tắc thời xưa, người có thể được nhà vua ban thưởng đồ ăn phần lớn là sủng thần hoặc đại thần có vai vế không nhỏ trong triều.
Phần vì coi trọng chiến công, phần vì tin tưởng, trọng dụng họ nên Hoàng đế mới ban sơn hào hải vị của mình cho những người này.
Do đó, có thể phần nào khẳng định rằng, việc ban thưởng đồ ăn cho quan viên thực chất lại là hành động ẩn chứa nhiều dụng ý không hề đơn giản.
Cách thứ hai: Để cung nữ, thái giám tiến hành "tiêu thụ"
Có lẽ không ít các vị Hoàng đế thời xưa đều không hề biết tới phương thức xử lý thức ăn thừa vô cùng đặc biệt này.
Trên thực tế, nếu những món ăn kia không được ban thưởng đích danh cho người nào, chúng sẽ trở thành mục tiêu tranh giành của các cung nữ, thái giám trong hoàng cung.
Tuy nhiên, những đối tượng này không tranh đoạt các món sơn hào hải vị ấy để ăn. Bởi dẫu sao họ cũng quanh năm suốt tháng sống trong cung, mặc dù không tới mức bữa nào cũng ăn đồ trân quý nhưng đối với những món của ngon vật lạ này cũng đã trở nên quen thuộc.
Mục đích của việc tranh đoạt các món ăn nói trên là để mưu lợi cho bản thân, hơn nữa lợi ích ở đây chính là lợi ích kinh tế hết sức thiết thực.
Theo đó, những thái giám, cung nữ này sẽ lén lút cất giấu các món ăn thừa của nhà vua rồi âm thầm mang ra bên ngoài cung để bán cho các tửu điếm lớn.
Trên thực tế, Hoàng đế mỗi bữa cũng chỉ ăn vài miếng, có món gần như còn không đụng đũa, nên người bình thường căn bản đều không nhìn ra được đó là… cơm thừa.
Hơn nữa trù nghệ của các đầu bếp trong hoàng cung vốn ít ai có thể so bì. Vì vậy nên những món ăn ấy thường được rao bán ở bên ngoài với giá rất cao.
Bên cạnh đó, cũng có một vài quán rượu cố ý thu thập những thứ bị xem là "cơm thừa canh cặn" của Hoàng đế, sau đó nghiên cứu cách thức chế biến để làm ra một phần khác, rồi tuyên bố với thiên hạ đây là món mà Thiên tử từng dùng qua.
Chỉ cần có một chút liên quan với nhà vua, bách tính thường dân đều cho đấy là phúc phần khó mà có được. Vì vậy bất luận món ăn "nhái" kia có giá cao bao nhiêu, không ít người vẫn sẽ giành mua cho bằng được.
Từ đó có thể thấy, những thứ bị Hoàng đế xem là "cơm thừa canh cặn" đã trở thành sản phẩm chủ chốt của một đường dây mua bán ăn nên làm ra vào thời cổ đại.
Trong đường dây ấy, đối tượng "đầu nguồn" chính là các cung nữ, thái giám đưa hàng ra ngoài cung, sau đó tới các ông chủ tiến hành thu mua, làm nhái rồi bán ra thị trường và chia hoa hồng.
Theo Khoevadep