Thời kỳ cuối nhà Thanh lay lắt như ngọn đèn trước gió, Bát Kỳ Quân trước kia đã từng khiến triều đình lấy làm kiêu ngạo nay đã mất đi sức chiến đấu từ lâu. Bảo họ uống trà, thưởng hoa còn được, những việc cơ bản khác còn chẳng làm ra hồn chứ đừng nói là tác chiến trên chiến trường. Triều Thanh khi ấy sở dĩ còn có thể miễn cưỡng sinh tồn được hoàn toàn là nhờ vào những đại thần xuất thân là người Hán đứng ra chống đỡ, trong đó bao gồm Lý Hồng Chương – người không thể nhận định được là người tốt hay kẻ xấu.
Hàng trăm năm nay, đánh giá về Lý Hồng Chương nhiều vô kể nhưng lại xuất hiện 2 quan điểm trái ngược nhau. Một là cực lực khẳng định công lao của ông, ca ngợi ông hết lời, ví dụ như Itou Hirobumi (Cựu Thủ tướng Nhật Bản) đã coi ông như thần tượng của mình, Tướng lĩnh Hải quân Đức còn mệnh danh ông là “Otto Eduard Leopold Phương Đông". Từ Hy thậm chí còn so sánh Lý Hồng Chương như người tái tạo Huyền Hoàng, lời khen ngợi như vậy thật sự vô cùng hiếm có.
Còn một kiểu đánh giá khác cho rằng các hiệp ước như “Hiệp ước Shimonoseki” (hay Hiệp ước Mã Quan), “Hiệp ước Tân Sử”, “Hiệp ước Thiên Tân” đều là do Lý Hồng Chương ký kết, hành vi này của ông chắc chắn sẽ bị người đời mắng nhiếc. Người ta nói, tri nhân giả trí, tự tri giả minh, biết về người khác là trí tuệ, còn tự biết rõ về chính mình là sáng suốt. Những đánh giá tốt hoặc xấu kia của người khác chỉ là tham khảo, những năm cuối đời Lý Hồng Chương tự xưng là “Thợ dán tường Đại Thanh”.
Chẳng có ai là làm bừa mà thành công được, đặc biệt là trong triều đình không tín nhiệm người Hán như triều Thanh. Lý Hồng Chương có thể có được thành tựu như sau này hoàn toàn là nhờ vào sự cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân và cả con mắt tinh đời trong xã hội. Từ khi 6 tuổi ông đã bắt đầu đi học, từng bước từng bước thi đỗ qua các kỳ thi, từ Tú tài, Cử nhân cho tới Tiến sĩ. Ngoài cha ông ra thì Tăng Quốc Phiên có ảnh hưởng rất lớn tới ông, cả hai có tình nghĩa thầy trò.
Năm Hàm Phong thứ 6, quê hương Lư Châu của ông bị quân Thái Bình tấn công, để tránh chiến loạn, ông đưa người nhà lánh nạn tới Nam Xương. Lúc này, Tăng Quốc Phiên vừa trải qua thảm bại, chính là lúc dùng người, lập tức chiêu mộ ông vào phủ của mình đảm nhiệm chức vụ tham mưu. Lý Hồng Chương khiêm tốn ham học cũng đã học được nhiều thứ từ Tăng Quốc Phiên, tạo nền tảng vững chắc cho tiền đồ sau này. Hơn nữa còn có cơ hội quen biết với những người như Tả Tông Đường.
Dưới sự giúp đỡ của Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương đã sáng lập ra Hoài Quân, cũng coi như là có đội ngũ của riêng mình, dần dần nhận được sự coi trọng của triều đình. Trong trận chiến tiêu diệt quân Thái Bình, công lao của Hoài Quân không nhỏ, danh tiếng của Lý Hồng Chương cũng từ đó được nâng cao. Nhưng mãi cho đến lúc này ông vẫn chưa từng gặp Hoàng đế và Thái hậu. Không phải là vì không muốn gặp mà là chưa đủ tư cách.
Năm 1864, Lý Hồng Chương phụng chỉ tới kinh thành, sau đó sẽ phải vào cung diện kiến Tiểu Hoàng Đế Đồng Trị và hai vị hoàng hậu là Từ An và Từ Hy. Theo lưu trình, Lý Hồng Chương sẽ phải báo cáo công việc gần đây cho Từ Hy thái hậu nhưng ông lại căng thẳng tới mức suýt quên cả lời, cũng nhận được một chút phần thưởng, sau đó ra về.
Về đến nhà, Lý Hồng Chương hồi tưởng lại khung cảnh lần đầu tiên gặp Từ Hy hồi nãy, khi đang nói chuyện với người nhà, ông đã dùng 8 chữ để đánh giá về bà: “Tựa hữu thao lược, khước vô đại tài” (Tạm dịch: Nhìn thì có vẻ như vô cùng thông minh tài trí nhưng thực chất lại là kẻ bất tài). Từ những hành vi trong mấy chục năm sau này của Từ Hy có thể thấy con mắt tinh đời của Lý Hồng Chương nhìn người quá chuẩn. Chỉ bằng 8 chữ đã đủ đánh giá chuẩn xác về con người của Từ Hy.
Theo Vũ Phong/Công lý & xã hội