1. Việc nhỏ không nhẫn, tất loạn việc lớn
Phật dạy mỗi người nếu như không nhịn được những việc nhỏ thì khó mà làm việc lớn, bởi vì việc càng lớn càng khó khăn, bạn không nhẫn được chứng tỏ bạn sẽ thất bại. Khổng Tử đã từng nói: Bậc quân tử không có tranh giành” và “Quân tử dẫu kiêu cũng không tranh”, đều là nói về “Nhẫn”. Phàm ở đời, làm việc gì cũng cẩn phải học cách NHẪN, như vậy là tốt nhất.
2. Thái độ đối nhân xử thế đoan chính, nét mặt kiền tịnh tinh khiết, phong thái dung mạo tốt đẹp, đây đều là từ trong ‘Nhẫn’ mà đạt được
Trong kinh thư Phật giáo ghi lại câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni: “Ta hiểu rõ cái tinh túy của ‘không tranh giành’, có thể nói là thiên hạ đệ nhất.” Thái đổ sống ở đời nếu tinh khiến, sống tốt thì chắc chắn sẽ làm nên nghiệp lớn, có đại phúc. Đôi khi bạn cần học được cách ai đánh cũng không giận, ai mắng cũng không mắng lại.
3. Thượng Thiện giống như nước, làm lợi cho vạn vật mà không tranh
Lão Tử từng nói rằng Thiên Đạo không tranh và Thiện thắng, không nói mà hiện ứng. Ý nghĩa của câu trên chính là sự vật phù hợp với quy luật tự nhiên thì không tranh đấu với những sự vật khác. Học được cách lùi đôi khi lại chiến thắng.
Khi biết bỏ qua, các chủng dạng tai họa cũng sẽ sớm biến mất, hi nhường nhiện thì kẻ thù từ đó sẽ không còn.
4. Lùi một bước, biển rộng trời trong, nhường ba phân trời quang mây tạnh
Nhẫn là sự cương nghị nội tâm để đoạn tiết, tức Nhẫn được là điều không thể Nhẫn. Đây được xem là một loại tu dưỡng để đạt đến cảnh giới. Hãy nhớ Trọng Nhĩ lưu vong nhẫn khổ chịu nhục, cuối cùng trở thành Vua nhà Tấn. Nhan Uyên sống cuộc sống giản dị, an bần mà lạc Đạo, cuối cùng trở thành đệ tử hiền đức nhất của Khổng Tử.
Dù trong cuộc sống bạn gặp những chuyện không vừa ý, những chuyện bực bội khiến bạn tức giận, không hài lõng thì hãy nhớ học cách Nhẫn. Khi đó bạn sẽ phát hiện bản thân mình thanh tịnh, thư thoái và từ bi.
Theo Khỏe và đẹp