Mất ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ với nhiều dạng thức khác nhau như khó đi vào giấc ngủ, không thể ngủ sâu giấc, thường xuyên thức dậy sớm dù ngủ chưa đủ giấc, không thể quay lại giấc ngủ bình thường…
Chất lượng giấc ngủ suy giảm trong thời gian dài không chỉ gây rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc mà còn gây áp lực về tâm lý, thể chất, làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết, suy nhược tinh thần, tăng huyết áp, thậm chí nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.
Nhưng làm thế nào để có thể “ngủ ngon”?
Về vấn đề này, người xưa cũng đã có một câu nói rất hay đó là: Muốn ngủ ngon thì “ngủ không như xác, nằm không như cung”, nhiều bạn trẻ không biết nó ám chỉ điều gì.
“Ngủ không như xác”, thực ra người xưa nhắc nhở chúng ta rằng xương cột sốt của người có đường cong sinh lý, đặc biệt là độ cong của cột sống cổ về phía trước và cột sống ngực về phía sau. Ngoài ra, gối của nhiều người trong thời cổ đại chủ yếu được làm bằng gốm sứ và các vật liệu cứng khác, vì vậy nếu bạn nằm ngửa như “cái xác” thì rất khó để ngủ, thậm chí sẽ ảnh hưởng tới cột sống.
Thời hiện đại, nằm ngửa không có vấn đề gì nhưng vẫn phải chọn một chiếc gối phù hợp để đảm bảo rằng sáng hôm sau thức dậy không cảm thấy khó chịu. Nếu bạn thường xuyên nằm ngửa thì tốt nhất nên chọn một chiếc gối không quá cao, cao ở hai bên và trũng ở dưới.
Chúng ta cùng tìm hiểu vế thứ hai của câu nói là: “Nằm không như cung”, câu nói này nghĩa là nếu tư thế ngủ của một người khi nằm nghiêng uốn cong như cây cung sẽ rất khó ngủ. Về mặt tâm lý, nhóm người này cũng thể hiện sự bất an.
Từ quan điểm của một tư thế ngủ lành mạnh, nằm tư thế như vậy trong một thời gian dài cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cột sống cổ và cột sống. Do đó, nếu bạn muốn chọn tư thế nằm nghiêng, bạn nên duỗi thẳng cơ thể, bạn cũng cần một chiếc gối cứng hơn để chiếc gối có thể lấp đầy khoảng giữa tai và vai, đó là tư thế ngủ tốt nhất.
Dù giữa thời cổ đại và thời hiện đại có những khác biệt nhất định, nhưng câu nói trên đã minh chứng cho tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe.
Theo Hạ Tú / Bảo Vệ Công Lý