Mở đầu
"Ngọa Long, Phượng Sồ, có được một trong hai là có thể an thiên hạ". Câu nói nổi tiếng này chắc hẳn đã là chân lý trong lòng của những người yêu thích lịch sử thời Tam quốc.
Từ câu nói này chúng ta có thể biết được rằng "Ngọa Long" Gia Cát Lượng cùng "Phượng Sồ" Bàng Thống đều là người có tài năng và mưu trí hơn người, nhưng thực tế vẫn còn một người nữa, năng lực cùng sự uy vũ dũng cảm của ông chắc chắn không hề thua kém hai người trên, người đó chính là "Chủng Hổ" Tư Mã Ý.
Bí ẩn mộ phần Tư Mã Ý
Tư Mã Ý là người nổi bật trong triều đình nhà Ngụy thời Tam quốc giai đoạn sau, con cháu ông có công lao to lớn thống nhất chiến loạn phân tranh, xây dựng lên nhà Tấn, song một quyền thần Ngụy quốc như Tư Mã Ý cũng đã từng bị cha con Tào Tháo nghi kỵ.
Nhưng Tư Mã Ý lại là người có dã tâm rất lớn cùng khả năng nhẫn nại không ai bằng. Tư Mã Ý biết rõ cha con Tào Tháo kiêng kỵ mình, cho nên dù rằng ông đã lớn tuổi nhưng vẫn luôn khôn khéo, không làm ra việc gì quá lớn, ngược lại, nhưng năm cuối đời ông còn giúp đỡ Tào Duệ bình định phản loạn họ Công Tôn ở Liêu Đông, việc này cũng trở thành điểm có một không hai của Tư Mã Ý.
Sau khi Tư Mã Ý qua đời, con cháu của ông nhanh chóng hạ bệ dòng họ Tào Ngụy, cuối cùng thống nhất giang sơn.
Sau tất cả mọi việc, các nhà sử học phát hiện ra một việc rất thú vị: Không biết mộ phần của Tư Mã Ý nằm ở đâu. Một anh tài mưu lược như vậy không thể nào có thể mai danh ẩn tích, biến mất như thế.
Nơi chôn cất Tư Mã Ý cũng bí ẩn giống như cuộc đời của ông, khiến cho biết bao người không ngừng đi tìm tòi, khám phá.
Thực tế là đáp án được giấu trong những ghi chép lịch sử, theo những ghi chép trong "Tấn thư tuyên đế ký" có một phần ghi chép chi tiết liên quan đến chuyện Tư Mã Ý trước lúc lâm chung.
Mặc dù những tư liệu này vẫn còn phải chờ được kiểm chứng, nhưng trong trước mắt, những ghi chép này có giá trị vô cùng to lớn là điều rất rõ ràng.
Trong cuốn sách này có ghi lại rằng: "Tư Mã Ý trước lúc lâm chung đã dặn dò con cháu nhất định không được lập bia mộ ở nơi an táng, không trồng cây xung quanh, lại càng không được chôn theo đồ bồi táng, con cháu sau này cũng không được đến mộ phần bái tế ông."
Những di nguyện này nhìn vào có vẻ rất bất hợp lí, Tư Mã Ý cả đời phò tá bốn đời chủ công nhà Tào Ngụy, tuy là họ Tư Mã cùng họ Tào luôn có xung đột và mâu thuẫn, nhưng chính nhờ có Tư Mã Ý ở giữa mới có thể miễn cưỡng duy trì được lợi ích hài hòa các bên.
Mặc dù Tư Mã Ý không thể tránh khỏi trách nhiệm đối với sự diệt vong của nhà họ Tào, nhưng nếu như ban đầu Tào Tháo không mạo hiểm trọng dụng ông, thì làm sao có chuyện "Tam quốc quy về Tấn" sau này?
Trước khi Tư Mã Ý chết, nhà Thục Hán đã bị diệt vong, nhà họ Tào lại càng ngày càng thể hiện sự yếu kém trong việc cai trị phía bắc, họ Tư Mã đã nhân cơ hội cùng vây cánh hùng hậu để giành lấy chính quyền, làm chủ thế cục.
Tại sao Tư Mã Ý lại phải tiếp tục ẩn dật sau khi chết?
Là một người có mưu lược và dã tâm, Tư Mã Ý tất nhiên hiểu được sự thay đổi lớn lao của tình hình khi ấy, nhưng ông lại không muốn vì dã tâm và hành vi của người đời sau mà đánh mất địa vị của bản thân.
Cho nên trước khi mất, ông đã đưa ra yêu cầu như vậy là để nhằm mục đích cân bằng lợi ích các bên.
Nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì tầm khống chế của nhà họ Tào với họ Tư Mã và thế lực phía bắc ngày càng suy yếu, Tư Mã Ý lo rằng, nếu một ngày nào đó, con cháu ông soán ngôi thành công thì sẽ rước lấy sự trả thù của con cháu họ Tào với chính mình, cho nên mới có yêu cầu "không lập bia mộ, không trồng cây, không tuẫn táng, không cần đồ bồi táng và không cần tế bái".
Đây cũng là mưu kế, là tính toán cuối cùng, là con đường lui mà vị lão thần mưu lược thâm sâu sử sử dụng, có chăng chỉ là kế sách lần này của ông phục vụ mưu cầu cho hậu sự của chính mình.
Bánh xe lịch sử không ngừng tiến về phía trước, cũng giống như những gì Tư Mã Ý đã nghĩ tới, sau khi ông mất, con cháu ông đã tiếp tục hoàn thành sự nghiệp đông chinh tây phạt còn dang dở của ông, bước đầu là giành lấy thiên hạ mà nhà họ Tào đã vất vả có được, sau đó tiến về phía Nam Trường Giang tấn công tiêu diệt nốt nhà Đông Ngô ở Giang Đông do nhà họ Tôn lãnh đạo – kết thúc thế lực cát cứ cuối cùng.
Trong thời gian 14 năm kể từ Công nguyên năm 266 khi Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy đến khi tiêu diệt Đông Ngô thống nhất thiên hạ năm 280, thế cục Trung Hoa đã có những thay đổi rất lớn.
Thời điểm thành lập nên nhà Tấn cách thời điểm Tư Mã Ý qua đời 29 năm. Kết cục của Tư Mã Ý cũng không thể coi là kết cục hoàn mỹ, nhưng ông cũng được coi là nhân vật vĩ đại thời Tam quốc, đã nhiều lần chống trả Gia Cát Lượng đồng thời tiêu diệt được gia tộc họ Công Tôn nhiều năm chiếm cứ bán đảo Liêu Đông.
Về bí ẩn mộ phần Tư Mã Ý, cuối cùng thì vào những năm 80 của thế kỷ trước, ngôi mộ thực của ông đã được tìm thấy ở một ngọn núi thuộc Thủ Dương, Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay.
Theo đó, người tìm ra nơi chôn cất nhân vật lịch sử lừng danh này lại là một nông dân lớn tuổi. Khi đang làm việc trên mảnh ruộng của gia đình mình, ông đã vô tình đào ra một tấm bia đá được điêu khắc tinh xảo, phía dưới tấm bia chính là mộ của Tư Mã Ý.
Cho tới ngày nay, việc ai đã làm trái lời căn dặn năm xưa và cố tình lập bia tại nơi chôn cất của nhân vật lịch sử này vẫn là một điều bí ẩn.
Lời kết
Những người yêu thích lịch sử thời Tam quốc thường so sánh Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng, đây cũng chính là sự khẳng định của mọi người với tài năng của ông.
Mặc dù mọi người hiểu về thời kỳ lịch sử hỗn loạn này đa phần là thông qua các bộ phim và sách vở, nhưng theo nhận định của nhiều nhà sử học, tài năng của Tư Mã Ý có thể được Tào Tháo coi trọng, được Tào Phi lợi dụng để tiêu diệt nhà Thục Hán, hơn thế có người còn so sánh ba người Quách Gia, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, việc này quả thật là có chút không công bằng.
Song, cuộc đời huy hoàng truyền kỳ của Tư Mã Ý cũng sẽ chẳng bởi vì lời di nguyện hay sự bí ẩn về phần mộ của ông mà có bất cứ ảnh hưởng nào. Bởi vì kẻ khôn ngoan chân chính không chỉ là người dốc hết tâm sức, cúc cung tận tụy vì quân chủ mà vào những thời khắc quan trọng, người đó biết suy xét cho bản thân và gia tộc mình. Đây không phải là hành vi ích kỷ mà là đạo lí tồn tại cơ bản nhất trong thời loạn.
Theo Danviet