Nam Phương hoàng hậu làm gì khiến tình địch nhớ suốt đời

Google News

Dù biết đức lang quân của mình lăng nhăng với người đàn bà khác và cho dù rất đau khổ, nhưng Nam Phương hoàng hậu vẫn có những cư xử tinh tế khiến cho tình địch phải nhớ cả đời.

Trong sách Bảo Đại vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam (NXB Công an nhân dân, 2016), tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang cho biết cuộc hôn nhân “vô tiền khoáng hậu” giữa Bảo Đại với Nguyễn Hữu Thị Lan (Nam Phương) gặp biến cố kể từ khi Bảo Đại thoái vị, ra Hà Nội làm việc.

Cựu hoàng chỉ biết ăn chơi và mải miết đuổi theo những bóng hồng khác, bỏ mặc Nam Phương và đàn con sống nép mình ở cung An Định tăm tối.

Muốn ra Hà Nội ở gần chồng, nhưng ngại sẽ làm nhà nước tốn kém

Nam Phuong hoang hau lam gi khien tinh dich nho suot doi

Nam Phương Hoàng Hậu và các con khi sống tại Cannes. Ảnh tư liệu.

Tác giả sách cho biết, trong thời gian ở Hà Nội (từ tháng 9/1945-3/1946), Bảo Đại, tức công dân Vĩnh Thụy được chính phủ lo nhà cửa và ăn uống, lại còn được cấp tiền tiêu vặt. Trong khi đó các thành viên chính phủ đều không có lương.

Thế nhưng, ở trong cảnh xa nhà, xa vợ con, lại quen nếp sống vương giả, nên “phế đế” cũng sinh buồn. Vì biết Bảo Đại đang “đói tình” nên mấy kẻ cơ hội đã sắp xếp Mộng Điệp gặp Bảo Đại. Vốn là người ham mê sắc dục nên khi gặp Mộng Điệp, Bảo Đại đã say mê và sau đó sống “già nhân ngãi non vợ chồng” với cô này.

Cũng trong thời gian này, Bảo Đại đã gặp lại người tình cũ Lý Lệ Hà (cựu hoàng phải lòng cô vũ nữ này khi đến Sài Gòn năm 1940). Bất chấp dị nghị của mọi người xung quanh, cựu hoàng đã công khai quan hệ với cô này. Hai người tạm trú mấy tháng tại ngôi nhà số 51 Trần Hưng Đạo, sau đó tiếp tục chung sống với nhau trong những ngày cựu hoàng lưu vong ở Hong Kong.

Dù ở tận Huế, nhưng Nam Phương không phải không biết những chuyện ăn chơi trụy lạc và chuyện trăng gió của chồng. Theo Hồi ký Phạm Khắc Hòe, tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang đã trích dẫn trong sách, cho biết: Hạ tuần tháng 10/1945, cựu hoàng ăn chơi hết tiền, buộc phải nhờ Phạm Khắc Hòe (nguyên tổng lý văn phòng), lúc này làm ở Bộ Nội vụ đem thư về cung An Định xin tiền vợ.

Nam Phuong hoang hau lam gi khien tinh dich nho suot doi-Hinh-2

Bảo Đại nổi tiếng là người đào hoa. Ảnh tư liệu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khi đọc xong thư Bảo Đại gửi, nét mặt Nam Phương đượm buồn, nước mắt cứ như muốn trào ra: “Ông có biết Vĩnh Thụy cần tiền để làm chi và cần bao nhiêu tiền không?”. Ông Hòe không dám nói thật: “Ông cố vấn nói đưa thư này cho bà, không nói chi thêm”.

4h chiều hôm ấy, theo hẹn ông Hòe trở lại cung An Định gặp Nam Phương để lấy thư. Tới nơi, ông thấy Nam Phương đang ngồi buồn thiu: “Ông Hòe! Chắc ông biết tôi rất tin ông, quý trọng ông, trước cũng như nay. Cho nên tôi muốn ông cho biết tất cả sự thật việc ông Vĩnh Thụy mê con Lý”.

Bị hỏi câu bất ngờ, ông Hòe không dám trả lời thẳng mà chỉ nói rằng có nghe loáng thoáng việc ấy thôi. Ông có biết con Lý nhiều không? Và con người ấy thế nào?” - Nam Phương hỏi như muốn làm rõ chuyện.

“Chúng tôi chưa bao giờ thấy mặt cô Lý, chỉ nghe nói là cô ấy đẹp. Còn về đạo đức tất nhiên là xấu rồi”, ông Hòe khó trả lời nên đành nói vậy. Dù rất muốn giữ ông Hòe để gặng hỏi thêm, nhưng sợ bất tiện, nên Nam Phương hẹn ông 9h sáng hôm sau đến lấy thư. Trước khi về ông Hòe có khuyên Nam Phương tốt nhất đưa gia đình ra ở với ông cố vấn để giải quyết vấn đề cô Lý.

Đúng hẹn, ông Hòe đến gặp Nam Phương. Nam Phương nói, bà cũng muốn ra Hà Nội sum họp, nhưng ngại hai điều: một là sẽ làm tốn kém thêm cho nhà nước trong lúc đầu chính phủ đang nghèo, lo trăm chuyện; hai là làm cho cựu hoàng đang vui sướng trở thành đau khổ, gò bó: “Thôi! Tôi đành chịu đựng riêng một mình để cho người ta vui sướng”. Nói rồi bà gửi cho chồng số tiền mà ông đòi hỏi. Ông Hòe sau cho biết, không biết Nam Phương viết những gì trong thư mà khi đọc, mặt Bảo Đại cứ tái dần đi.

Nam Phuong hoang hau lam gi khien tinh dich nho suot doi-Hinh-3

Chân dung vũ nữ Lý Lệ Hà, chụp lại từ sách Bảo Đại vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em

Tháng 3/1946, Bảo Đại tham gia phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trùng Khánh, nhưng khi công việc kết thúc, cựu hoàng nhất định không trở về nước.

Để sống những ngày khó khăn ở đây, cựu hoàng phải vay nợ khắp nơi. Lý Lệ Hà sau đó đã lặn lội sang Trùng Khánh với cựu hoàng. Sau khi xin tị nạn ở Hong Kong, giai đoạn đầu Bảo Đại phải sống nhờ vào tiền tiết kiệm của Lý Lệ Hà. Nhưng số tiền tích cóp đó cũng cạn dần, khiến Bảo Đại và cô nhân tình lâm vào cảnh khốn khó.

Điều này đã được nhà văn Ngọc Giao kể trong chuyện Mối tình cựu hoàng mà Lý Nhân Phan Thứ Lang trích dẫn trong sách: “Bởi không có nhiều tiền nên lão (Lý Lệ Hà lúc nào cũng gọi Bảo Đại là lão ta) và mình thuê một khách sạn tồi tàn […] Ở nơi đất khách càng buồn, lão và mình ăn uống kham khổ, chiều tối ra đường phố nhìn ngắm cái giàu sang người thiên hạ. Có một đôi lần thấy lão quá buồn mình dắt lão vào cái bar nho nhỏ, loay hoay tìm một cái bàn tối tăm, kín đáo. Thế mà, chưa kịp ngồi, làm sao mà ban nhạc bar nhận ra cái bộ mặt rầu rĩ của ông vua xa nước.

[…] Đói quá, trong túi mình không còn lấy một xu, lão thì chẳng bao giờ có một tí tiền. Thì vào thời xưa cũng vậy, chưa có một ông vua nào có tiền trong túi. Nhưng khủng khiếp nhất là phải nhịn đói, đội rét, bò được về tầng thứ 13 của khách sạn…”.

Trong câu chuyện này, Ngọc Giao còn cho biết Lý Lệ Hà đã cho ông xem một mảnh giấy, tuy đã ố vàng qua bán kỷ (nửa thế kỷ), nhưng còn thoang thoảng hương thơm, đó là bức thư Nam Phương viết gửi cho Lý Lệ Hà:

“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương!”.

Bức thư vỏn vẹn có 66 từ nhưng hàm chứa rất nhiều điều, có lẽ Nam Phương đã suy nghĩ rất nhiều và rất kỹ khi viết bức thư này. Không một lời oán thán, trách móc mà thay vào đó là một lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ khiến cho “người thứ 3” kia phải suy nghĩ về vị trí của mình. Không rõ bức thư nay ảnh hưởng đến tâm lý của Lý Lệ Hà đến đâu, nhưng gần nửa thế kỷ sau đó, bà này đã gìn giữ bức thư như một kỷ vật rất quan trọng của cuộc đời mình.

Theo Minh Châu/Zing