Dành nửa quốc khố làm hồi môn cho công chúa
Thời cổ đại, công chúa được ví như cành vàng lá ngọc, sống trong hoàng thất, được hưởng thụ vinh hoa phú quý và hoàng quyền. Có vô số truyền thuyết về cuộc đời của các công chúa, nhưng trong số đó, công chúa thời Đường có thể nói là sung sướng nhất.
Điển hình như Thái Bình công chúa, nàng là con gái rượu của nữ hoàng Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông Lý Trị, cực kỳ được sủng ái. Chính vì vậy, đám cưới của công chúa Thái Bình rất xa hoa.
|
Công chúa không phải lúc nào cũng được sủng ái. Ảnh minh họa. |
Vào thời điểm đó, kinh đô Trường An là một địa điểm rất lớn, có hai quận chính trong nội đô, quận Vạn Niên được chọn là nơi cử hành hôn lễ cho công chúa.
Thế nhưng, xe hoa của công chúa Thái Bình quá lớn, không lọt qua nổi cửa thành quận Vạn Niên. Sau một hồi cân nhắc, hoàng đế quyết định phá hủy tường thành Vạn Niên để xe hoa đi vào.
Lúc này, hai bên đường cây bốc cháy cả cành. Vì sao? Bởi thời cổ đại, hôn lễ đều tiến hành vào buổi tối, mọi người thường đốt đuốc để soi đường.
|
Nếu được sủng ái, công chúa sẽ sống trong nhung lụa. Ảnh minh họa. |
Hôn lễ của công chúa không chỉ được hoàng thất coi trọng, đối với bách tính bình dân cũng là dịp hiếm thấy, coi như là có phải phá tường, đốt cây cũng phải đảm bảo hôn lễ của công chúa tiến hành thuận lợi.
Lại nói, nếu như Thái Bình công chúa xuất giá vô cùng xa hoa, thì Đồng Xương công chúa lại sở hữu đồ cưới phú quý kinh người. Có thể nói là không tiền khoáng hậu, trước chưa từng có người nào được, sau này cũng cực khó có người nào bằng.
Theo sử sách ghi lại, Đồng Xương công chúa xuất giá, hoàng đế Đường Ý Tông Lý Thôi ban tặng 5 triệu lượng bạc, vượt quá tưởng tượng của mọi người.
Tại sao lại nói như vậy? Sau biến loạn An Sử, tài chính của nhà Đường không hề phong phú, quốc khố về cơ bản chi có khoảng 12 triệu lượng bạc. Nói cách khác, Đường Ý Tông đã đem 1/2 quốc khố làm của hồi môn cho con gái.
Không chỉ thế, Đường Ý Tông còn cho Đồng Xương công chúa rất nhiều bảo bối, châu báu cùng phủ rất lớn. Cửa phòng, cửa sổ đều là gỗ quý hiếm, dụng cụ nhà bếp, bình đựng, bồn đựng tất cả đều làm từ vàng bạc. Thậm chí, ngay cả những giỏ, sọt bình thường cũng là dùng tơ vàng bện thành.
Đám tang công chúa cũng xa hoa hết sức
Đáng tiếc, kết hôn mới được một năm, đến năm Đại Thuận nguyên niên (870), tháng 8, Đồng Xương công chúa lâm bệnh qua đời, hưởng dương 21 tuổi.
Quá đau lòng và tức giận, Đường Ý Tông ra lệnh chém đầu thái y Hàn Tông Thiệu và hơn 20 người khác do không tận tình cứu chữa cho công chúa, thân tộc của họ bị giam vào ngục ở Kinh Triệu.
Sang năm sau (871), triều đình tổ chức lễ tang cho Đồng Xương công chúa, truy tặng là Vệ Quốc Văn Ý công chúa. Theo ghi chép, chi phí dùng cho tang lễ này tốn kém tột cùng, rất nhiều vàng bạc được đốt cùng. Không chỉ thế, Đường Ý Tông còn cho chôn theo công chúa quần áo, phục sức mỗi loại 120 cái.
Ngoài ra, còn nhiều vô kể các loại cẩm tú, châu ngọc cùng nhiều vật dụng khác. Đến mức có những người đứng cách xa cũng nhìn thấy ánh sáng từ những vật dụng này chiếu vào mắt.
Như vậy, Thái Bình công chúa và Đồng Xưa công chúa thực sự rất sung sướng, cả hai sinh ra đều có cha mẹ yêu thương, lớn lên trong gấm vóc xa hoa, hơn nữa đều đã từng trải qua hôn nhân.
Có thể nói, trong số những nàng công chúa cổ đại Trung Quốc, hai nàng đã coi như là hết sức may mắn. Ngoài họ ra, cực ít những nàng công chúa có thể sống hạnh phúc.
Theo Tùy Ý/Dân Việt