Một số bộ lạc, còn được gọi là “xã hội” đã tồn tại từ lâu và đóng vai trò trung tâm ở một số quốc gia Tây Phi, ảnh hưởng lớn đến chính trị, văn hóa và tôn giáo nơi này. Những bộ lạc này được coi như một xã hội thu nhỏ, với các cơ quan quản lý dân cư địa phương, đưa ra luật pháp và quyết định các vấn đề chiến tranh và hòa bình.
Soko Bana Poro, hay Poro là “xã hội” lớn nhất và có ảnh hưởng nhất, được cho là được thành lập bởi những người di cư đến khu vực này sớm nhất là vào 1000 năm sau Công nguyên. Poro có các chi nhánh ở Sierra Leone, Liberia, Guinea và Bờ Biển Ngà, cũng như xã hội nữ quyền Sande.
Những người lớn tuổi trong những bộ lạc này thực hiện những nghi lễ nhằm giao tiếp với thế giới linh hồn, loại bỏ những lời nguyền cũng như tỏ lòng tôn kính với các vị thần của riêng họ.
Người đứng đầu một “xã hội” tên Healer Baykuh thực hiện một nghi lễ trên một thành viên trẻ, người đã bị “nguyền rủa”.
Vào một số thời điểm nhất định, những người trong cùng bộ tộc tập hợp lại để thực hiện các nghi lễ cho những linh hồn thiện lành và cả những linh hồn ác quỷ.
Alie Koroma, người đứng đầu an ninh của bộ lạc Poro ở thị trấn Matru đang bảo vệ khu rừng nơi diễn ra các nghi thức khởi xướng của một nghi lễ.
Thành viên của một “xã hội” được lãnh đạo bởi một người được gọi là “Quỷ đen” trong một nghi lễ ở làng Songo.
Một người đang “giao tiếp với cõi linh hồn” trước khi thực hiện nghi lễ.
Sampa Koromba, một thầy lang - đang thực hiện nghi lễ chữa bệnh cho một đứa trẻ bị bệnh ở làng Matru.
Baykuh, một thầy lang hành nghề nhiều năm tại làng Magbumoh, đang trộn các loại thảo mộc để tạo ra các loại thuốc.
Các thành viên gỡ bỏ mũ của mình trong một buổi lễ bắt đầu để tượng trưng cho sự tôn thờ với các vị thần.
Pa Foday Bangur (đầu hàng, ngoài cùng bên phải) cầm một chai chứa tinh dầu trong khi diễu hành quanh vùng.
Yealie Kabba, một thành viên của “xã hội” Sampa Soko Bondo, đang đội một chiếc mũ đỏ có gương gọi là 'Kashak' và cầm một chai màu đỏ chứa đầy rượu thờ cúng.
Thầy lang lâu năm Yamba Fojusule đang làm lễ trước một con quỷ đeo mặt nạ tên là “Machar”.
Họ cũng thực hiện những nghi thức đau đớn về thể xác như tự đâm vào bụng hay cắt miệng, như một cách thể hiện niềm tin được bảo vệ và chữa lành bởi các vị thần.
Các thần dân của bộ lạc Songo đang thực hiện một nghi lễ.
Thành viên bộ lạc Bondo nhảy trong một buổi lễ.
Các thành viên bộ lạc Kofi Jalloy miêu tả bốn con quỷ trong một buổi biểu diễn ở Freetown, thủ đô của Sierra Leone. (Những “con quỷ” được miêu tả từ trái sang phải là: Baykey, Faerie, Gargoda và Labalaba).
Thần dân của bộ lạc Bondo nhảy trong một buổi biểu diễn tại Freetown.
Trong khi thực hiện nghi lễ, một số chàng trai trẻ thậm chí sẽ bị rạch ở lưng trong khi một số cô gái phải cắt bỏ bộ phận sinh dục để “đại diện cho những dấu vết của linh hồn”.
Một chuỗi những vụ bắt cóc và nhiều trường hợp tử vong đã khiến chính quyền phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn. Theo đó, trẻ vị thành niên không được thực hiện những nghi lễ nếu không có sự đồng ý của chính quyền.
Theo Joe Alie, giáo sư nghiên cứu châu Phi tại Đại học Sierra Leone, hơn 90% người dân nước này liên quan đến những nghi thức bí truyền từ tổ tiên. Ông cũng khẳng định rằng những bộ lạc hay xã hội tự trị như Poro hay Bondo vẫn “đóng một vai trò hàng đầu trong đời sống xã hội, tôn giáo và chính trị”.
Theo Hà My/Saostar