Vào năm Hoằng Trị thứ 2 thời nhà Minh (tức năm 1489 sau công nguyên), cậu tú tài Vương Hằng đến Thường Châu (Giang Tô) để tham gia kỳ thi Lễ.
Lúc bấy giờ, có một quan khảo thí đã cố tình gian lận nhằm tư lợi cá nhân, vì thế ông ta đã lén lút bán đề thi, vì muốn bán nhanh nên ông ta bán giá rất thấp.
Lúc này, bạn học của Vương Hằng tên Hề Thuần đến tìm Vương Hằng bàn bạc và ngỏ ý muốn rủ cậu tú tài này cùng mua đề thi, như vậy thì vừa có thể học thuộc trước văn thơ, chuẩn bị trước tài liệu để trong lúc thi cử có thể gian lận quay cóp bài. Lúc đó, việc mua đề thi gần như đã được quyết định.
Rồi đến một đêm nọ, Vương Hằng bỗng mơ thấy mình thi được xếp hạng thứ 11, nhưng lúc ấy đột nhiên cha ruột qua đời, tiếp đó cả vợ và bố vợ cũng lần lượt chết đi, không lâu sau bản thân mình cũng đi thêm bước nữa.
Sau khi tỉnh dậy, anh cảm thấy giấc mơ này quá kỳ lạ, e rằng cũng chẳng phải điềm lành, bèn mượn cớ bản thân còn non trẻ, tài hèn học ít, không muốn có được cơ hội làm quan quá sớm nên liền khước từ chuyện mua lại đề thi.
Hề Thuần nghe vậy thì tức giận nói: "Cậu đúng là đồ không có phúc khí, một mình tôi tự mua đề thi vậy!"
Thế là Hề Thuần bỏ ra 10 lượng vàng để mua lại đề thi, kết quả giành được thứ hạng 11 trong kỳ thi, giống y như thứ hạng trong giấc mơ của Vương Hằng.
Vương Hằng cảm thấy chuyện này thật không bình thường, lo lắng Hề Thuần sẽ gặp phải điềm xấu.
Quả thật, không lâu sau, cha đẻ, vợ và cha vợ của Hề Thuần đều lần lượt qua đời, một thời gian sau Hề Thuần cũng đi thêm bước nữa.
Vương Hằng kinh ngạc không thôi, bèn kể lại câu câu chuyện trong giấc mơ cho mọi người, thảng thốt nói: "Nếu như năm đó tôi cũng tham gia vào vụ mua đề thi kia, vậy thì hôm nay tôi chắc chắn cũng có kết cục như vậy!"
Lời bình
Nhiều khả năng, đây là một câu chuyện được dân gian truyền miệng để nhấn mạnh về luật nhân quả ở đời: Làm việc tử tế sẽ thu về kết quả tích cực tốt đẹp, làm việc khuất tất, thiếu trung thực sớm muộn rồi cũng có ngày phải trả giá.
Có nhiều người cho rằng, việc mình làm chẳng ai hay biết nên tặc lưỡi làm liều, điều này vô cùng nguy hiểm. Nhân – quả luôn tồn tại, một khi đã gieo nhân, quả sẽ xuất hiện, chỉ là đến sớm hoặc đến muộn mà thôi.
Thực ra, phúc phần của mỗi người phần nào cũng đã được định sẵn và được tích lũy ngày qua ngày bằng chính suy nghĩ, hành động của mỗi người. Những gì thuộc về mình, sớm muộn rồi cũng sẽ là của mình. Một khi đã là của người khác, có ra sức dùng thủ đoạn để tranh đoạt cũng khó giữ chặt bên mình.
Không chỉ có thế, việc dùng thủ đoạn bất chính để cướp đoạt lợi ích của người khác, tranh đoạt thứ không thuộc về mình, sớm muộn cũng sẽ phải trả giá bằng việc người đó phải mất đi một vài thứ tương ứng ở phương diện khác, thậm chí còn làm rút ngắn tuổi thọ của chính mình và người thân.
Hề Thuần trong câu chuyện trên đã dùng cách gian lận để cướp lấy công danh vốn không thuộc về mình, chiếm dụng lợi ích của người khác và cái giá phải trả chính là mất đi mạng sống của người thân. Cái giá này thật quá đắt để lại bài học nhớ đời.
Sống trên đời, hãy sống tử tế để không hổ thẹn với lương tâm, hãy sống vì bản thân và người thân của mình, nhất định đừng dùng phương thức, thủ đoạn không chính đáng để tranh giành lợi ích vốn không thuộc về mình!
Theo Pháp luật và Bạn đọc