Người sinh 3 tháng sau IQ cực đỉnh, thông minh ngút trời

Google News

Một em bé có thông minh, học giỏi hay không, ngoài nhờ giáo dục, dạy dỗ của cha mẹ thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác...

Những người sinh vào 3 tháng sau thường có trí thông minh cao

Một nghiên cứu của Đại học Harvard phát hiện ra rằng tháng sinh của một đứa trẻ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chỉ số IQ. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi trên 10.000 trẻ em, kéo dài trong 7 năm.

Họ thấy rằng trẻ sinh từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau thường nặng hơn 210 gam so với trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7, chiều cao cũng cao hơn 0,19 cm. Chỉ số thông minh cao hơn trẻ sinh từ tháng 2 đến tháng 7 từ 0-6 điểm. Những đứa trẻ sinh vào tháng 10, 11 và 12 thường có chỉ số thông minh cao.

Các nhà nghiên cứu phân tích, theo quy luật sinh trưởng của vạn vật, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm quanh năm khác nhau và thực phẩm mẹ bầu ăn vào các mùa cũng khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

Nguoi sinh 3 thang sau IQ cuc dinh, thong minh ngut troi

Nghe có vẻ hợp lý nhưng nghiên cứu này lại làm dấy lên một cuộc tranh cãi dữ dội. Rất nhiều người đã đưa ra ý kiến phản đối, chỉ ra rất nhiều người sinh ngoài mùa đông như chỉ số IQ lại cực cao và đạt nhiều thành tích học thuật. Một minh chứng điển hình là Albert Einstein - sinh ngày 14/3, nhà Vật lý lý thuyết người Đức, được công nhận là một trong những nhà Vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của Vật lý hiện đại.

Hay trường hợp khác là Leonhard Euler, sinh ngày 15/4 - nhà Toán học, nhà Vật lý học, nhà Thiên văn học, nhà Lý luận và Kỹ sư người Thụy Sĩ. Ông được xem là một trong những nhà Toán học lừng lẫy nhất. Hay Gottfried Leibniz, sinh ngày 1/7 - nhà bác học người Đức, đóng một vai trò quan trọng trong chính trị của châu Âu và các vấn đề ngoại giao trong thời đại của mình.

Trên thực tế, nghiên cứu của Harvard có cơ sở nhất định, nhưng nó không phải là tuyệt đối, hoặc nó chỉ chiếm một phần nhỏ. Mức độ IQ phụ thuộc vào khả năng quan sát, nhận thức sự vật khách quan và sự trau dồi khả năng tư duy toàn diện trong quá trình trưởng thành.

Trọng tâm là phát triển và rèn luyện, dù một đứa trẻ có chỉ số thông minh cao nhưng nếu không có sự phát triển và rèn luyện chính xác thì sẽ không thể đạt được những thành tích cá nhân xuất sắc.

Ngoài ra, trí thông minh của trẻ còn phụ thuộc vào:

Yếu tố 1: Di truyền

Nói chung, cha mẹ có chỉ số IQ cao thì chỉ số IQ của con thường không thể thấp.

Sự ảnh hương cuả tố di truyền đối với trí thông minh của trẻ cũng được phản ánh trong cả quan hệ họ hàng. Những dòng họ có truyền thống học giỏi thì con cái đời sau cũng được hưởng chỉ số IQ cao hơn đáng kể.

Yếu tố 2: Sữa mẹ

Sữa mẹ chứa nhiều hoạt chất có thể thúc đẩy phát triển não bộ của trẻ em, đặc biệt là axit amin đặc biệt được gọi là taurine. Taurine không chỉ giúp tăng số lượng các tế bào não, thúc đẩy sự phân hóa tế bào thần kinh và trưởng thành mà còn giúp nút dây thần kinh hình thành.

Lượng taurine giúp thúc đẩy phát triển trí tuệ của trẻ em ở sữa mẹ cao hơn gấp 10 lần sữa công thức bình thường. Theo khảo sát, trẻ em bú sữa mẹ làm bài thi IQ nhanh hơn trẻ em khác từ 3-10 phút. Chuyên gia dinh dưỡng của Đại học Cambridge cũng cho hơn 30 trẻ em 7-8 tuổi làm bài kiểm tra IQ, và kết quả so sánh cho thấy rằng trẻ em bú sữa mẹ thường có chỉ số IQ cao hơn so với trẻ ăn sữa công thức 10 điểm.

Yếu tố 3: Chế độ ăn uống

Trẻ bị nhồi nhét ăn thịt quá nhiều sẽ khiến trí thông minh bị giảm. Các nhà khoa học của trường Đại học Southampton đã tiến hành quan sát quá trình ăn uống của hơn 8000 người. Tất cả trong số họ đều có chỉ số IQ bình thường từ lúc còn nhỏ. Quá trình này được quan sát từ khi họ 10 tuổi cho đến hơn 30 tuổi. Trong số hơn 8 nghìn người đó, có một số người thích ăn cơm với các loại rau củ, số khác thích ăn cơm với các loại thịt.

Kết quả quan sát cho thấy, những người có thói quen ăn cơm với rau củ có chỉ số thông minh tăng lên một cách rõ rệt, ngược lại, những người có thói quen ăn cơm với thịt chỉ số IQ ngày một giảm đi. Chỉ số IQ của những người thích ăn cơm với các loại thịt chỉ cao hơn so với hồi nhỏ là 15%, những người thích ăn cơm với các loại rau là 38%.

Trẻ em không ăn sáng cũng ảnh hưởng đến trí thông minh sẽ bị ảnh hưởng, bởi vì lượng bữa ăn sáng có đầy đủ protein, carbohydrate, các vitamin và nguyên tố vi lượng là những thành phần quan trọng của não bộ. Các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Alexandra Singapore đã tiến hành điều tra chế độ ăn uống và dinh dưỡng của các hộ gia đình ở châu Á trong sáu quốc gia và khu vực, bao gồm cả việc cho con ăn sáng, tình trạng phát triển trí não con và thành tích học tập của các bé. Kết quả của cuộc nghiên cứu cho thấy rằng những trẻ không ăn sáng ngoài việc kết quả học tập kém ra, phản ứng trí não cũng rất chậm.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra: "Nếu bỏ qua bữa ăn sáng trong một thời gian dài, trí thông minh của trẻ sẽ giảm. Thậm chí, kể cả sau này cha mẹ có tốn sức khôi phục lại thói quen ăn uống lành mạnh, thì cũng không thể phục hồi độ tăng trưởng của não bộ, do đó, những trẻ này sẽ học kém hơn các bạn rất nhiều.

Yếu tố 4: Trọng lượng

Trẻ em cân nặng hơn 20% trẻ em bình thường thì tầm nhìn, thính giác, khả năng tiếp thu kiến thức đều sẽ ở mức thấp hơn. Điều này là do trẻ béo phì bị quá nhiều chất béo vào não, các sợi thần kinh sẽ bị cản trở sự phát triển.

Ngoài ra, có rất nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, cũng không thuận lợi cho sự phát triển của não bộ. Những trẻ em này, ngoài một phần nhỏ do các yếu tố bệnh, thì thường bị còi cọc chủ yếu là do biếng ăn, khảnh ăn, chán ăn. Hầu hết các gia đình có một con hiện nay thường mắc hiện tượng này.

Yếu tố 5: Môi trường

Trẻ em sống trong môi trường khô khan, chẳng hạn như bị bỏ rơi, thiếu tình thương của cha mẹ thì chỉ số IQ sẽ thấp hơn. Theo khảo sát nghiên cứu cho thấy chỉ số IQ trung bình của các trẻ em 3 tuổi sống trong các trại mồ côi hay những gia đình cha mẹ đi vắng suốt ngày chỉ đạt 60,5. Ngược lại, những trẻ em 3 tuổi sống trong một môi trường tốt cho thấy chỉ số IQ trung bình lên tới 91,8

Theo Vũ Ngọc/Khoevadep