Có nhiều người sẽ để cho người lớn trong gia đình đặt tên, cũng có nhiều người sẽ nhờ thầy bói đặt tên. Nhưng như chúng ta đều biết, vùng nông thôn Trung Quốc có rất nhiều tập tục và đối với việc đặt tên, họ cũng rất chú trọng và có nhiều kiêng kỵ. Thông thường khi đặt tên cho con trai thì không được có chữ “Thiên”, đặt tên cho con gái thì không được có chữ “Tiên”. Vậy rốt cuộc là tại sao?
Ảnh minh họa.
Trong thời cổ đại, việc đặt tên có lẽ là việc khá đơn giản. Nhưng ngày nay, đây lại là điều khiến nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu. Vì họ muốn tên của con mình phải đặc biệt, khác biệt, lại vừa muốn tên của con phải đẹp, phải hay, phải thanh nhã. Thường họ sẽ mở từ điển, tra thơ từ, mượn tên những nhân vật trong phim để đặt tên cho con. Vậy thì tại sao việc đặt tên cho con của người hiện đại lại khó khăn đến thế? Và việc người xưa đặt tên “con trai không có chữ “Thiên”, con gái không có chữ “Tiên” có nghĩa là gì?
Thực ra, đây là cách nói tránh phạm húy của thời cổ đại. Ví dụ như vị vua lập quốc thời Đường của Trung Quốc tên là Lý Uyên, trùng hợp khi ấy lại có một thanh kiếm có tên là Long Uyên, để tránh phạm húy với chữ “Uyên” nên đã sửa thành Long Tuyền. Hơn nữa trong thời cổ đại cũng có rất nhiều những ví dụ tương tự như vậy.
Chữ “Thiên” trong thời cổ đại có nghĩa là Thiên Tử, ý chỉ hoàng đế. Nếu như người bình thường dùng chữ này để đặt tên thì chính là một đại kỵ. Thế nên, khi đặt tên cho con trai không được có chữ “Thiên”. Và trong thời cổ đại Trung Quốc cũng có một thần thoại tín ngưỡng, “Tiên” trong thời cổ đại có nghĩa là thần tiên, tiên nữ. Vậy nên nếu như đặt tên cho con có mang chữ “Tiên” thì sẽ như phải tội với các vị thần tiên, là đại kỵ.
Theo Thương Hiệu và Pháp Luật