Sau khi bộ phim Diên Hi công lược khép lại và Hậu cung Như Ý truyện cũng đi đến tập cuối cùng, màn cắt tóc của Nhàn Phi - Kế Hoàng hậu trong cả hai bộ phim vẫn là phân cảnh lấy đi không ít nước mắt của khán giả. Trong khi đó, đối với người phụ nữ Mãn Thanh, việc cắt tóc chỉ được cho phép trong đại tang Hoàng đế hoặc Hoàng Thái hậu, để tỏ lòng thương tiếc người đã khuất, lễ cắt tóc để tang Hoàng đế và Hoàng Thái hậu này gọi là “cát biện”.
Vì vậy, hành động này của Kế Hoàng hậu được coi là đại bất kính khi Hoàng đế lẫn Thái hậu vẫn còn sống. Tuy nhiên, rốt cuộc vì điều gì đã dồn ép Kế Hoàng hậu phải cắt tóc đoạn tình, làm ra chuyện đại bất kính như vậy?
Tại sao Kế Hoàng hậu cắt tóc?
Nếu coi việc cắt tóc là nguyên nhân khiến Kế Hoàng hậu bị thất sủng, bà đã sống trong cung 30 năm, làm Hoàng hậu 15 năm, được biết đến là một người ôn nhu, hiểu lý lẽ, cẩn thận sáng suốt nhưng đến cuối cùng, vì điều gì mà tới phượng vị Hoàng hậu và quốc tục tối kị bà đều không màng?
|
Chân dung Kế Hoàng hậu trong lịch sử. |
Ở bộ phim Diên Hi công lược, sau khi Hoằng Trú - Hòa Thân Vương ám sát Hoàng đế Càn Long bất thành trong chuyến đi Nam tuần, Kế Hoàng hậu bị đẩy vào dạng tình nghi với Hòa Thân Vương. Mặc dù đã biện bạch hết lời nhưng thái giám Viên Xuân Vọng lúc đó bất ngờ vu cáo bà có tư tình với Hoằng Trú, âm mưu đưa Thập nhị A ca Vĩnh Cơ lên ngôi Hoàng đế.
Khi đang trên đầu sóng ngọn gió, Lệnh Quý phi Ngụy Anh Lạc bất ngờ xuất hiện, người mà Kế Hoàng hậu cho rằng đã chết vì trước đó bị bà hãm hại. Lúc này, Kế Hoàng hậu mới chợt nhận ra bà không hề có một phân lượng nào trong lòng Càn Long đế.
Bởi trong trận lửa, Kế Hoàng hậu mong muốn nhất chính là có thể cứu được phu quân của mình, nhưng Hoàng thượng lại không hề có giây phút nào nghĩ đến bà, dẫu biết bản thân bị nguy hiểm vẫn cho thị vệ đến bảo vệ Anh Lạc. Chính vì vậy, Kế Hoàng hậu đã rút đoạn đao, cắt tóc đoạn tình với Càn Long đế.
Thụy hiệu 'Lệnh Ý' Càn Long dành cho tội nhân Vệ Yến Uyển có hàm ý gì?
'Hậu cung Như Ý truyện': Hành động cắt rồi đốt bức tranh năm xưa khi vẽ cùng với Càn Long của Kế Hậu có ý nghĩa gì?
|
Cảnh Kế Hoàng hậu trong Diên Hi công lược cắt tóc. |
Đến với Hậu cung Như Ý truyện, màn cắt tóc của Kế Hoàng hậu cũng được tái hiện. Trong chuyến du tuần Giang Nam định mệnh ấy, dưới sự sắp xếp của Lệnh Quý Phi Vệ Yến Uyển và thái giám Tiến Trung, Càn Long đã được dịp uống rượu vui vẻ trên thuyền. Điều đáng nói là Càn Long không chỉ triệu một kỹ nữ thanh lâu mà còn thị tẩm cùng lúc 7 chị em thanh lâu trên thuyền. Điều này khiến Kế Hoàng hậu vô cùng bất mãn.
Ngay lập tức, Kế Hoàng hậu liền đến can gián Hoàng đế. Cảm thấy bị mất mặt cộng thêm xích mích trước đó, Càn Long đế không ngừng chỉ trích, so sánh Kế Hoàng hậu với Phú Sát Hoàng hậu đã qua đời và Lệnh Quý Phi. Thậm chí, Càn Long đế còn tát Kế Hoàng hậu khiến bà ngã ra đất. Đau xót vì những gì phu quân đã làm với mình, Kế Hoàng hậu cắt tóc đoạn tình, chấm hết cho đoạn tình cảm kéo dài ba thập kỉ của Thanh Anh - Hoằng Lịch.
Đấy là trên phim ảnh, còn trong dân gian có khá nhiều phỏng đoán nghi vấn về màn cắt tóc này của Kế Hoàng hậu. Có giả thuyết cho rằng, trong chuyến Nam tuần đó, khi cả đoàn nghỉ chân ở Hàng Châu, Càn Long đế đã mặc thường phục vi hành, tìm kiếm người tình trong mộng ngày xưa nên Hoàng hậu ra sức khóc lóc can ngăn. Lúc này, Càn Long nhất nhất không nghe, mắng chửi Hoàng hậu tinh thần không ổn nên mới bí mật đưa bà hồi kinh và giam lỏng trong cung.
Một giai thoại khác kể lại rằng, trong chuyến Nam tuần, Càn Long cùng đám thần tử chạy thuyền trên sông để tìm ca vũ mua vui. Quan địa phương vì muốn lấy lòng vì muốn lấy lòng Hoàng đế mà sắp xếp một chiếc thuyền hoa tráng lệ, bên trên có vô vàn mỹ nữ nhảy múa lẳng lơ, khiến Càn Long chìm trong khoái lạc suốt đêm.
Hoàng hậu khi biết chuyện này đã vô cùng tức giận nên cắt tóc bày tỏ thái độ với Càn Long. Khi trở về thấy sự tình đã như vậy, Càn Long tức giận bèn sai người đưa Hoàng hậu hồi kinh ngay trong đêm.
Phạm tội đại bất kính, tại sao Càn Long không phế hậu?
Trong bộ phim Hậu cung Như Ý truyện, sau khi Kế Hoàng hậu cắt tóc, Càn Long đã giam lỏng Như Ý trong Dực không cung, cắt giảm số người hầu hạ xuống còn 2 người. Bên cạnh đó, Càn Long cũng ra lệnh lấy lại phụng ấn từ tay Hoàng hậu, thậm chí có ý định phế hậu. Tuy nhiên, lúc đó Thái hậu đã ra sức khuyên can Hoàng đế nên Càn Long mới nguôi ngoai, không phế truất ngôi vị của Kế Hoàng hậu.
Trong thời đại trước, Hoàng đế và Hoàng hậu được coi là trụ cột, là tấm gương sáng để người dân thờ phụng, noi theo. Đế - Hậu hòa hợp thì dân mới an, hậu cung mới yên ổn. Nếu Càn Long phế ngôi vị Hoàng hậu chứng tỏ Đế - Hậu đang bất hòa, từ đó trong dân gian sẽ truyền ra nhiều lời đồn đại khó nghe, khiến lòng dân hoang mang, khó bề phục chúng. Trong chốn hậu cung lại dấy lên một trận phong ba, tranh giành ngôi vị Hoàng hậu. Vì vậy, Càn Long không phế ngôi vị Hoàng hậu mà chỉ giam lỏng bà trong cung cho đến chết chẳng qua cũng chỉ vì muốn giữ thể diện cho bản thân, tránh việc nhân gian, triều thần dị nghị mà thôi.
Bên cạnh đó, từ khi thành lập triều nhà Thanh, trước Càn Long chưa từng có vị Hoàng đế nào lập hậu. Ở thời Thuận Trị Đế (1638 - 1661), Hoàng Đế say mê trước vẻ đẹp của Đổng Ngạc Phi, thậm chí muốn phế truất Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu Bát Nhĩ Tề Cát Đặc thị để lập Đổng Ngạc phi làm Hoàng hậu.
Tuy nhiên, trước sự phản đối gay gắt của Hiếu Trang Thái hậu và quần thần, Thuận Trị Đế đành ngậm ngùi lập Đổng Ngạc Phi làm Hoàng Quý Phi, dưới Hoàng hậu một bậc. Buổi lễ sắc phong cho Đổng Ngạc Hoàng quý phi vô cùng long trọng cùng lệnh ân xá thiên hạ, chuyện chưa bao giờ xảy ra cho việc sách phong Hậu phi và những triều đại sau này cũng không hề có. Chỉ cho tới khi Đổng Ngạc Phi qua đời, Thuận Trị Đế đã truy phong bà làm Hoàng hậu, thụy hiệu là Hiếu Hiến Trang Hoà Chí Đức Tuyên Nhân Ôn Huệ Đoan Kính Hoàng hậu.
Thuận Trị đế từng gay gắt muốn phế hậu, lập người khác lên ngôi Hoàng hậu nhưng sau cũng đành nguôi ngoai, chấp nhận. Vậy nếu Càn Long lại phế hậu thì phải chăng đã làm trái với di huấn của tổ tiên?
Theo Phương An/Saostar