Francesca Borri, một nữ nhà báo tự do người Italy. Tôi đã viết bài này khi đang làm việc ở Syria thì sau đó nó được đăng trên tờ Columbia Journalism Review hồi tháng 7/2013. Bài viết này của tôi đã làm dấy lên một cuộc tranh luận trên thế giới. Theo đó, nhật ký của nữ nhà báo tự do này thu hút sự chú ý lớn của dư luận.
Sau một ngày ở "chốn địa ngục" Aleppo, tôi đã nhận được 3 email từ Clara - đang nghỉ dưỡng tại căn hộ của tôi ở Italy. Clara đã gửi cho tôi những tin nhắn với điều đề: "Khẩn cấp!". Những email của Clara làm cho tôi nhận ra rằng chúng tôi không bao giờ là trung tâm của thế giới. Bởi lẽ, những email mà Clara gửi cho tôi chỉ để hỏi về việc thẻ spa làm đẹp miễn phí tôi đã cất ở đâu. Những tin nhắn còn lại có nội dung đại loại như: "Bài báo hôm nay thật tuyệt vời. Nó hay như cuốn sách về Iraq của cô". Điều khiến tôi thất vọng khi đọc những email đó là cuốn sách của tôi không viết về Iraq mà là Kosovo.
Sau khi tôi miêu tả điều kiện làm việc ở Syria, mối quan hệ của tôi với các biên tập viên cũng như nhuận bút cho một bài viết giữa chiến trường thì tôi nhận được vô số câu hỏi. Ví dụ như nhiều bạn đặt câu hỏi tại sao tôi lại đồng ý viết một bài viết với nhuận bút cố định 70 USD/bài?. Nếu tất cả không làm điều đó thì vấn đề được giải quyết. Và đó là sự thật. Nhưng trên thực tế, vẫn có những người làm công việc đó. Tôi đã gặp nhiều phóng viên tự do giống như tôi - những người có cơ hội việc làm ở Syria - nơi mà không ai muốn tới. Tôi đã trở thành nhà báo không thể viết những điều mình muốn viết.
Cho dù bài viết là 70 USD hay 700 USD thì điểm chung cho các bài viết của chúng tôi là tin tức phải nhanh nhất thay vì lắng nghe, suy nghĩ, phân tích tỉ mỉ vấn đề. Họ gọi đó là sự đơn giản nhưng thực chất là sự hời hợt.
|
Borri tâm sự về công việc của mình ở vùng chiến sự Syria. Trong ảnh là thành phố Homs hoang tàn vì cuộc chiến tranh kéo dài. |
Đồng thời, chính
phóng viên là kẻ thù của nhau. Tòa soạn trả 70 USD cho một bài báo không phải vì không có tiền. Họ luôn có tiền cho những bài báo về các cô bồ của Berlusconi. Nguyên nhân thực sự là nếu bạn đòi 100 USD thì sẽ có người khác sẵn sàng nhận mức tiền 70 USD cho một bài viết. Đó là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất. Giống như Beatriz hôm nay đã cố tình chỉ đường sai cho tôi để cô ấy là người duy nhất nắm được thông tin và viết bài về vụ biểu tình. Còn tôi ở đây bị mắc kẹt giữa những tay súng bắn tỉa do bị cô ta lừa, chỉ để viết về một vụ biểu tình, giống hàng trăm vụ khác.
Công nghệ thông tin hiện đại khiến con người tin rằng tốc độ chính là tin tức. Nhưng điều đó lại phụ thuộc vào một thứ logic phi lý đó là: nội dung báo chí đang được chuẩn hóa, và những tờ báo hay tạp chí của chúng ta giờ không còn mang tới sự khác biệt. Nhiều người cho rằng không có lý do gì để trả tiền cho nhà báo.
Ý tôi là để tìm kiếm thông tin, người dùng có thể sử dụng Internet, hoàn toàn miễn phí. Khủng hoảng thông tin xảy ra do lỗi của các cơ quan báo chí, chứ người đọc không có tội. Độc giả vẫn ở đó và trái với suy nghĩ của nhiều biên tập viên, họ là những người rất sáng suốt, luôn yêu cầu sự rõ ràng thay vì tối giản. Độc giả muốn hiểu vấn đề chứ không đơn giản là biết.
Chúng tôi giả vờ rằng mình có mặt ở Syria là để tìm hiểu về những diễn biến đang xảy ra ở chảo lửa này. Tuy nhiên, sự thật là chúng tôi đến đây để tìm kiếm một giải thưởng cũng như để chứng tỏ bản thân. Chúng tôi khiến người ta tưởng rằng giải thưởng Pulitzer danh giá đã ở trong tầm tay, trong khi thực tế đâu phải vậy.
Chúng tôi đã phạm phải những sai lầm. Bởi lẽ, 2 năm đã trôi qua mà độc giả gần như vẫn không thể nhớ Damascus nằm ở đâu. Cả thế giới thì mơ hồ nghĩ về Syria như "một bãi chiến trường", chỉ toàn máu, máu và máu, bởi họ chẳng hiểu gì về Syria.
Video những phóng viên chiến trường ở Syria (nguồn: VTC14):
Tâm Anh (theo Columbia Journalism Review, The Guardian)