Thời gian tốt nhất để làm lễ Tạ mộ?
Tuỳ theo phong tục từng nơi nên lễ Tạ Mộ chỉ diễn ra mang tính chất gia đình nhỏ hoặc đi theo dòng họ. Những người quanh năm đi làm ăn xa thường trở về cố hương vào dịp Tết để Tạ Mộ, sum họp với gia đình.
|
Ảnh minh họa. |
Tạ Mộ theo dòng tộc thường quy định trong ngày giáp Tết để thân tộc cùng gặp mặt cuối năm tại nhà thờ họ để cúng lễ, dọn dẹp, trang hoàng,… đón Tết. Ngoài ra, thời gian làm lễ này thường vào ngày nghỉ để mọi người có mặt đông đủ hơn.
Bên cạnh đó, thời gian Tạ Mộ sẽ là sau lễ Táo quân chầu Trời, kéo dài tới 30 tháng Chạp âm lịch để kết hợp mời ông bà về ăn Tết vào trưa 30 Tết.
Những điều cần biết khi làm lễ tảo mộ cuối năm
1. Không nên đi vào những nơi hẻo lánh để tránh nguy hiểm. Tốt nhất hãy đi theo lối mòn những người đi trước đã để lại.
2. Phụ nữ đang thời kì hành kinh hoặc mang thai không nên đi tảo mộ. Không tính đến vấn đề phong thủy, cơ thể người phụ nữ lúc này rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và khí độc có nhiều ở nghĩa trang.
3. Khi đi lại cần nhẹ nhàng, cẩn thận. Bạn không nên làm lộn xộn và xới vung đất vụn đá vụn để tránh ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan xung quanh.
4. Mộ phần của tổ tiên cần phải được quét dọn cỏ dại, thêm đất mới và hoa tươi. Gia đình cũng đừng quên quét dọn cả phía sau mộ.
5. Khi tảo mộ, cần chú ý xem xét bốn phía của ngôi mộ. Nếu như xung quanh mộ có nước sẽ có ảnh hưởng không tốt cho vận thế của của người đời sau.
6. Khi tảo mộ, không nên dẫm đạp lên mộ của nhà khác hoặc đá vào đồ cúng trên mộ của người khác. Gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông chừng các bé cẩn thận.
( Bài viết mang tính tham khảo)
Theo Kim Liên/Khỏe & Đẹp