Uống trà nóng sẽ khiến cơ thể trở nên mát
Hãng Lambert & Butler cho rằng, việc uống trà nóng sẽ khiến thân nhiệt của con người tăng lên. Tuy nhiên, sau đó nhiệt độ cơ thể sẽ trở lại bình thường. Đây được cho là điều khiến não bộ bị "đánh lừa" rằng cơ thể đang được làm mát.
Khi một nhà sản xuất NPR nói với một trong những nhà văn của mình để tìm ra lý do tại sao uống trà nóng sẽ làm mát cơ thể thì nhận được câu trả lời là không thể nào. Khi đó, nhà sản xuất Madhulika Sikka đáp lại: "Tôi tin tưởng vào điều đó. Tôi là người Ấn Độ... Một tỷ người Ấn Độ không thể sai được. Họ uống trà nóng trong điều kiện thời tiết nắng nóng".
Một số nghiên cứu về sau đã chỉ ra rằng, uống trà nóng thật sự có thể làm mát cơ thể người. Bởi lẽ, các xúc giác ở lưỡi sẽ báo về não việc cơ thể đang nóng và kích hoạt hệ thống giải nhiệt của cơ thể, chủ yếu thông qua việc đổ mồ hôi. Trên thực tế, việc con người đổ mồ hôi sẽ nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể hấp thụ, khiến cho cơ thể được làm mát.
Khai hỏa đạn pháo gây ra mưa
Theo Lambert & Butler, người dân những năm 1920 đã tin vào giả thuyết đạn pháo gây ra mưa xuất phát từ những trận chiến nổi tiếng như Waterloo hay trận chiến giữa hải quân Anh và hạm đội Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nhà khoa học New Zealand đã loại bỏ giả thuyết trên vào năm 1907 sau khi bắn hàng loạt đạn pháo lên bầu trời mà không hề thấy cơn mưa nào xuất hiện. Kết luận khi đó được đưa ra là không vụ nổ nào có thể tạo đủ năng lượng để mưa rơi.
Tuy nhiên, đến năm 1945, giả thuyết trên đã được chứng minh là hoàn toàn có cơ sở. Hai vụ nổ hạt nhân diễn ra tại Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) đã gây mưa. Hiện tượng này được gọi là "mưa đen". Nó xuất hiện do có sự thay đổi cực kỳ đột ngột về nhiệt độ và áp suất không khí cũng như sự có mặt của hàng triệu mảnh vụn nhỏ để ngưng tụ mưa. Những cơn mưa đen này rơi xuống đất mang theo lượng phóng xạ cực kỳ cao.
Ánh nắng Mặt trời có thể gây cháy rừng và đồng cỏ
Theo Lambert & Butler, ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất ở sa mạc Bắc Phi, nhiệt độ chỉ đạt đến 60 độ C. Nhiệt độ này quá thấp để có thể gây ra các vụ cháy rừng. Ánh nắng Mặt trời gay gắt có thể khiến cho cây cỏ chết khô và dễ bắt lửa nhưng không thể trực tiếp gây cháy.
Trên thực tế, ánh nắng Mặt trời rất khó để gây ra cháy rừng một cách trực tiếp nhưng điều đó không phải là không có khả năng. Điểm cháy của gỗ là 300 độ C. Nhiệt độ này khá chênh lệch khá nhiều so với ánh nắng thông thường. Nhưng cháy rừng vẫn có thể xảy ra nếu ánh nắng Mặt trời tập trung vào một thứ gì đó hoặc tập trung vào các loại vật liệu có nhiệt độ bắt lửa không cao như cỏ khô hay lá thông. Khi kết hợp với đáy lon nước hay đĩa thức ăn hay thậm chí là một giọt nước cũng có thể khiến nhiệt độ tăng cao và tạo ra những ngọn lửa gây cháy rừng, đồng cỏ.
Tâm Anh (theo Mental Floss)