Những thái giám to gan dám “cắm sừng”... hoàng đế

Google News

Với thân phận là thái giám nhưng những hoạn quan này lại nắm trong tay quyền lực rất lớn, thao túng triều đình, thậm chí dám cắm sừng cả hoàng đế.

Cao Bồ Tát

Thái giám dám cắm sừng hoàng đế Hiếu Văn Đế nhà Bắc Ngụy, Trung Quốc là Cao Bồ Tát. Tên thái giám này đã cả gan dám thông dâm với Phùng Hoàng hậu, tức Phùng Nhuận, em gái cùng cha khác mẹ với Hoàng hậu Phùng Thanh, vợ của Hiếu Văn Đế.

Trong lúc Hiếu Văn Đế đi trinh phạt mở rộng bờ cõi, hoàng hậu Phùng Nhuận với bản tính lẳng lơ vẫn đau đớn nỗi khát vọng được “yêu”.

Tên thái giám Cao Bồ Tát khôi ngô, nhờ sự ma mãnh vượt qua vòng tịnh thân nhưng vẫn còn “của quý”, danh là thái giám nhưng thực chất vẫn là đàn ông.

Khi biết thông tin này, Phùng Hoàng hậu đã âm thầm lén lút để thông dâm với Cao Bồ Tát. Chuyện động trời này dù nhiều cung nữ, thái giám biết nhưng không dám hé nửa lời với ai vì thế lực của Phùng Hoàng hậu quá lớn.

Thế nhưng, chuyện qua lại của thái giám họ Cao với Phùng Hoàng hậu cuối cùng cũng đến tai vua Hiếu Văn Đế. Sau khi điều tra, biết là sự thật, ông ta nổi giận lôi đình, vờ như chưa biết chuyện gì để âm thầm lên kế hoạch trị tội người vợ dâm đãng.

Hiếu Văn Đế ra lệnh cho bắt toàn bộ người của Cao Bồ Tát để tra khảo. Biết không thế giấu, thái giám họ Cao đã khai toàn bộ quá trình thông dâm với Phùng Hoàng hậu và nhận được sự trừng phạt thích đáng.

Ngụy Trung Hiền
Thái giám đã lũng đoạn, thao túng triều đình và thảm sát nhiều người vô tội nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc là Ngụy Trung Hiền (tên thật là Lý Tiến Trung, người Túc Ninh, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).

Thời trẻ, Ngụy Trung Hiền nổi tiếng mê cờ bạc và phải trốn chủ nợ đến Bắc Kinh sau đó được tuyển vào cung làm thái giám. Thông minh, giỏi "nịnh hót" nên tên thái giám này được Khách Thị, vú nuôi của vua Hy Tông thương yêu và nâng đỡ.
 Thái giám Cao Bồ Tát đã cả gan dám thông dâm với Phùng Hoàng hậu. Ảnh minh họa
Con đường tiến thân của hắn càng thuận buồm xuôi gió khi vua Hy Tông lên ngôi. Ngụy Trung Hiền được phong làm Bỉnh bút Thái giám - đứng đầu các hoạn quan trong vương triều, được ở gần Hoàng thượng, phê đáp tấu chương, truyền đạt thánh chỉ. Hắn lôi kéo nhà vua trẻ vào các cuộc ăn chơi, bỏ bê triều chính. Ngụy Trung Hiền được vua ban cho hai chữ "Trung Hiền" quyền hành ngang với Tể tướng.

Được vua Hy Tông tin tưởng giao cho việc trông coi Đông Xưởng, cơ quan đặc vụ của triều đình, thế lực của Ngụy Trung Hiền càng được củng cố và lớn mạnh. Ngụy Trung Hiền nắm mọi quyền lực trong triều bao gồm Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng, khống chế việc triều chính, đưa người thân tín vào nắm các vị trí quan trọng trong nội các.

Hắn được coi là người quyền lực thứ hai sau vua Hy Tông. Nội các triều Minh trở thành cơ quan của riêng nhà họ Ngụy. Nhiều quan lại trong triều bái lạy hắn để được thăng quan, thậm chí các quan tranh nhau nhận hắn là cha, ông nội.

Nắm quyền lực trong tay, Ngụy Trung Hiền càng hách dịch, tàn nhẫn. Hắn cài cắm mật vụ khắp nơi, tố cáo những người chống đối. Những ai không theo phe hắn đều bị loại ra khỏi nội các, thậm chí bị sát hại. Ngụy Trung Hiền sử dụng thuộc hạ cướp bóc của dân cống nạp cho hắn.

Tào Đằng - Thái giám làm vua
Thái giám - hoạn quan vốn là những người đàn ông được đưa vào hậu cung làm nô bộc cho Hoàng đế, vì vậy dù có nhiều hoạn quan quyền lực khuynh đảo triều chính, song không có ai dám nhòm ngó ngôi thiên tử.

Thế nhưng, trong lịch sử 3.000 năm của thái giám Trung Quốc vẫn có một người đường đường chính chính trở thành Hoàng đế - Tào Đằng, ông nội Tào Tháo.

Tào Đằng (tự Quý Hưng) là con thứ 3 của Tào Tiết, từ nhỏ đã bị đưa vào cung làm hoạn quan thời kỳ An đế nhà Hán. Đặng Thái hậu, mẹ An đế thấy Đằng người tuổi còn trẻ lại trung thực, thì chọn làm người hầu cho thái tử đọc sách. Tào Đằng làm việc cẩn thận chu đáo nên rất được thái tử yêu quý, sau đó kết đôi với con gái họ Ngô, nhận con nhà Hạ Hầu làm con nuôi – tức Tào Tung, cha của Tào Tháo.

Sau khi Thuận đế lên ngôi, Tào Đằng được nhận chức Trung thường thị. Làm việc hơn 30 năm đều rất cẩn thận, được hoàng đế rất ưu ái.

Sau khi Hán Thuận đế băng hà, con trai mới vừa đầy 2 tuổi là Hán Xung Đế kế vị, chưa đầy một năm sau đã bị chết. Tào Đằng cùng các trung thần lập Lưu Trí (Hán Hoàn đế) lên ngôi, nhờ thế mà chức vị được thăng tới Đại trường thu - chức vị cao nhất của hoạn quan, lại còn được phong thêm Phí đình hầu.

Sau khi Tào Đằng chết, con nuôi là Tào Tung (tức là cha của Tào Tháo) kế thừa tước vị. Thấy thế cuộc hỗn loạn, Tào Tung từ quan trở về Lạc Dương. Trên đường đi, người được giao nhiệm vụ hộ tống Tào Tung đã sai binh lính giết chết ông. Tào Tháo sau đó đã hai lần phát động binh mã đánh Từ Châu để trả thù cho cha mình.

Năm 216, Tào Tháo ép Hán Hiến Đế ra chiếu phong mình làm Ngụy Vương, lập con thứ hai là Tào Phi làm thế tử. Năm 220, Tào Tháo chết, Tào Phi lên ngôi quyết định lật đổ nhà Hán, chính thức lên ngôi Hoàng đế, lập nên nhà Ngụy. Sau khi lên ngôi, Tào Phi truy tôn cha - Tào Tháo là Thái tổ Vũ Hoàng đế. Rồi mãi tới khi Tào Duệ, cháu của Tào Tháo kế vị mới truy tôn cho Tào Đằng làm Cao Hoàng đế, Tào Tung làm Thái Hoàng đế.

Sau khi nhà Ngụy bị tiêu diệt, danh hiệu của Tào Tung, Tào Đằng, Tào Tháo đều được nhà Tấn giữ nguyên. Chính vì lý do này, Tào Đằng trở thành một trong số 6 vị Hoàng đế của nhà Tào Ngụy và cũng là hoạn quan duy nhất trong lịch sử được phong làm Hoàng đế.

Cao Lực Sĩ thời Đường

Vì có công trợ giúp Đường Huyền tông dẹp loạn do Vi hậu và Thái Bình công chúa gây ra, thái giám Cao Lực Sĩ được nhà vua sủng tín. Tới cuối thời kỳ Khai Nguyên, hoạn quan này thậm chí còn có quyền thẩm duyệt trước những tấu chương của đám đại thần. Việc nhỏ do Cao tự xử lý, đại sự mới cầu kiến tới Huyền tông.

Biết mình là sủng thần, Cao Lực Sĩ dựa hơi hoàng thượng để lên mặt, tác oai với đám quan quân trong triều. Dù có nhiều đóng góp cho chính trường nhà Đường, song thói tham quyền, can dự quá sâu vào chính sự của viên thái giám này đã mở ra “trào lưu” hoạn quan can chính rồi trở nên chuyên quyền trong thời nhà Đường.

Vương Chấn thời Minh

Các sử gia đánh giá, vương triều nhà Minh trở thành “đế quốc thái giám lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc”. Trong đó, Vương Chấn là hoạn quan chuyên quyền đầu tiên thời Minh. Sau khi tự hoạn, Vương Chấn vào cung. Nhờ sự khôn khéo và trí tuệ của mình, ông ta nhanh chóng được trọng dụng. Minh Anh tông mê muội sủng ái họ Vương, khiến thái giám này mặc sức kết bè kéo cánh, nắm quyền về quân sự lẫn chính trị. Tới năm 1405, Vương Chấn cả gan ép vua thân chinh, đem nửa triệu quân đối đầu với bộ tộc Ngõa Lạt, gây nên sự biến Thổ Mộc bảo. Vua bị bắt giữ, quân lính chết như rạ. Riêng thái giám họ Vương cũng bị giết chết, chấm dứt quãng đời làm loạn triều dã mấy mươi năm của mình.
Thanh Vân (TH)/Khoevadep