Phát hiện đáng sợ từ 2 bộ hài cốt 38.000 tuổi

Google News

Một "bóng ma" vẫn ám ảnh nhân loại ngày nay có thể là nguyên nhân vị tổ tiên dị chủng của chúng ta - người khác loài Neanderthals - phải tuyệt chủng.

Viết trên tạp chí khoa học Mycobacterium tuberculosis, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS György Pálfi từ Đại học Szeged (Hungary) cho biết họ đã phân tích DNA hai cá thể người khác loài Neanderthals được tìm thấy trong hang Subalyuk thuộc dãy núi Bukk phía Bắc Hungary.

Hai bộ hài cốt có niên đại lên tới 33.000 - 38.000 tuổi này đã trở thành bằng chứng đầu tiên về bệnh lao ở người Neanderthals.

Phat hien dang so tu 2 bo hai cot 38.000 tuoi

Hang Subalyuk, nơi hai bộ hài cốt người khác loài được tìm thấy - Ảnh: LIVE SCIENCE

TheoLive Science, các bộ xương hóa thạch người khác loài Neanderthals được tìm thấy từ năm 1932, nhưng đến nay nhờ những kỹ thuật hiện đại, các nhà khoa học mới hiểu rõ về họ.

Họ không qua đời cùng một lúc. Bộ hài cốt thứ nhất thuộc về một đứa trẻ 3-4 tuổi, qua đời khoảng 33.000-34.000 năm trước; trong khi hài cốt thứ hai là một nữ giới trưởng thành, qua đời khoảng 37.000-38.000 năm trước.

Trước đó, người ta đã tìm ra bằng chứng về bệnh lao trên các động vật lớn ở khắp châu Âu cổ đại.

Là một "loài người thợ săn" thiện nghệ, có khả năng người Neanderthals đã lây bệnh từ những con thú này, đem tử thần về cho chính dòng giống của họ.

Rất có thể loài Homo sapiens chúng ta cũng bị lây bệnh theo cách này, hoặc lây từ người Neanderthals, bởi hai loài từng được chứng minh là xảy ra giao phối dị chủng phổ biến: Hầu hết dân số ngày nay vẫn có trên dưới 2% DNA Neanderthals trong cơ thể!

Bệnh lao vẫn là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng ngày nay, cho dù vắc-xin ngừa lao đã cực kỳ phổ biến từ thế kỷ trước.

Do đó, các nhà khoa học cho rằng không loại trừ khả năng bệnh lao là nguyên nhân khiến người khác loài Neanderthals bị suy giảm mạnh quần thể rồi tuyệt chủng, hoặc ít nhất góp phần vào điều đó.

  
Theo Người lao động