Phi tần khiến vua phá bỏ mọi quy tắc là ai?

Google News

Không sở hữu sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành như Dương Quý Phi hay Tây Thi song người đàn bà có xuất thân bình dân Hi Quý phi vẫn khiến Ung Chính - vị vua được coi là máu lạnh nhất lịch sử nhà Thanh say mê.

Vị phi tần khiến vua phá bỏ mọi quy tắc

Sùng Khánh Hoàng thái hậu, vốn là Hi Quý phi của Thanh Thế Tông Ung Chính hoàng đế và là Hoàng thái hậu dưới triều đại hoàng đế Càn Long. Bà chưa bao giờ được phong ngôi hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy tôn thành Hiếu Thánh Hiến Hoàng hậu khi đã qua đời.

Sùng Khánh Hoàng thái hậu thuộc thị tộc quyền thế bậc nhất Nữu Hỗ Lộc, Mãn quân Tương Hoàng Kỳ. Trong thị tộc này có dòng họ của Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, vị hoàng hậu thứ 2 của Thánh Tổ Khang Hy đế.

Tuy thuộc thị tộc quyền thế này song chi của gia đình bà chỉ là một chi họ hàng xa, vả lại đến đời cha bà, gia đình sa sút nên cuộc sống không mấy khác so với nhà thường dân.

Điều này giải thích vì sao bà mang họ Nữu Hỗ Lộc danh giá nhưng khi nhập phủ Ung Thân vương lại chỉ được xếp vào hàng thứ thiếp.

Phi tan khien vua pha bo moi quy tac la ai?

Con trai được vua yêu thương nên Nữu Hỗ Lộc càng được chồng sủng ái hết phần, trong ngoài nức tiếng về cách dạy con tốt.Ảnh minh hoạ.

Năm 1705, khi mới 12 tuổi bà kết hôn với Ung Thân vương và được phong làm Cách cách. Mang họ Nữu Hỗ Lộc danh giá song gia đình sa sút sống bình dân nên khi kết hôn, bà chỉ được xếp vào hàng thứ thiếp, dưới Đích phúc tấn, Trắc phúc tấn.

Tương truyền, có lần Ung Thân vương lâm bệnh nặng, Nữu Hỗ Lộc cách cách là người đã ngày đêm bên cạnh hầu hạ thuốc thang, chăm sóc ân cần chu đáo. Chính nhờ vậy, sau này khi sức khoẻ bình phục, Ung Thân vương hết mực sủng ái bà.

Năm 1711, bà hạ sinh được người con trai đặt tên là Hoằng Lịch. Hoằng Lịch là con trai thứ tư của Ung Thân vương và cũng chính là vua Càn Long sau này.

Theo các ghi chép, trong lần đầu tiên Nữu Hỗ Lộc cách cách theo Ung Thân vương vào bái kiến Khang Hy Đế, vua đã hết sức ấn tượng với Hoằng Lịch. Sự thông minh của Hoằng Lịch khiến Khang Hy Đế rất yêu thích, liền đón vào cung tự nuôi nấng. Con trai được vua yêu thương nên Nữu Hỗ Lộc càng được chồng sủng ái hết phần, trong ngoài nức tiếng về cách dạy con tốt.

Năm 1722, Ung Thân Vương lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Ung Chính, lập Phúc tấn Ô Lạt Na Lạp thị làm Hoàng hậu. Theo thông lệ, cách cách như Nữu Hỗ Lộc chỉ được phong lên bậc Tần song vì sự hết mực sủng ái, bà đã được Ung Chính đặc biệt phong làm Hi phi. Năm 1730, Hi phi được lên ngôi Hi Quý phi - Chính nhị phẩm.

Sau khi Ô Lạt Na lạp hoàng hậu qua đời, hai vị Quý phi còn lại người có con trai cư xử lỗ mãng không được lòng vua, người đoản mệnh nên Hi Quý phi trở thành người có quyền hành cao nhất.

Năm 1735, vua Ung Chính qua đời, Hoằng Lịch kế vị lấy hiệu là Càn Long. Con trai lên ngôi vua, Hi Quý phi được tôn làm Thánh Mẫu Hoàng thái hậu, hiệu là Sùng Khánh, gọi là Sùng Khánh Hoàng thái hậu.

Sùng Khánh Hoàng thái hậu sống được 85 tuổi thì qua đời, thụy hiệu là Hiếu Thánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Thành Huy Nhân Mục Kính Thiên Quang Thánh Hiến Hoàng hậu. Bà cũng là người thọ nhất trong số các Thái hậu của nhà Thanh. Nhờ được sống trong thời kỳ hưng thịnh nên có thể nói, bà là người đã được hưởng hết mọi vinh hoa phú quý.

Cuộc tình bí ẩn và những nghi vấn quanh thân thế "mẫu hậu của Càn Long"

Cho đến nay, thân thế thật sự của Càn Long đế vẫn là một dấu hỏi khiến nhiều người hoài nghi. Ghi chép Hi Quý phi là mẫu thân của Càn Long được nhiều sử gia ủng hộ, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều nghiên cứu cho rằng, xuất thân của Càn Long có thể không phải như vậy.

Cuốn "Mãn học nghiên cứu" tập II có viết: Tiền thị tiến cung năm Khang Hy thứ 49 nhưng không được sắc phong bất kỳ danh vị nào. Mấy năm sau, bà mới được đưa vào Ung vương phủ.

Phi tan khien vua pha bo moi quy tac la ai?-Hinh-2

Ảnh minh hoạ.

Nói đến Khang Hy, bên cạnh một hoàng đế anh minh lỗi lạc, người ta còn nhắc đến không ít tai tiếng về sự hào hoa, phòng lưu đa tình của vị vua này. Thậm chí, ngay cả khi về già, Khang Hy được ghi chép là vẫn còn nhu cầu lớn về tình dục.

Theo các ghi chép, mọi cô gái đều được Hoàng đế tuyển chọn qua mới được đi lấy chồng. Thêm nữa, Hoằng Lịch (Càn Long) sau này lại được Khang Hy hết mực yêu mến từ lần đầu gặp mặt. Chính vì vậy, đã có không ít đồn đại về mối quan hệ giữa Nữu Hỗ Lộc và vua Khang Hy.

Bên cạnh đó, cũng có giai thoại cho rằng, Càn Long không phải con ruột của Hi Quý phi mà là con cháu của gia tộc họ Trần ở Hải Ninh. Theo giai thoại này, Ung Chính đã đem đổi con gái của mình để lấy con trai nhà họ Trần sinh cùng hôm.

Không phải ngẫu nhiên mà giai thoại Càn Long là con ruột của Trần gia lại được lưu truyền rộng rãi đến vậy. Theo các ghi chép, trong 6 lần tuần du Giang Nam của Càn Long, có nhiều lần ông đã đổi lịch trình tới ghé thăm Hải Ninh.

Không chỉ vậy, phủ Trần gia còn được Càn Long đế đích thân ban hai tấm hoành phi đề chữ "Ái nhật" và "Xuân Huy Đường" - vốnđược lấy từ điển tích về bài thơ Đường "Du tử ngâm" nói về tình cảm dành cho bậc phụ mẫu.

Chưa hết, con gái của nhà họ Trần mà theo giai thoại này là con của Ung Chính sau này được thành thân với Tưởng Phổ – con trai của Đại học sĩ nức tiếng thời bấy giờ Tưởng Đình Tích. Nơi ở của nàng còn đượcgọi là "lầu công chúa". Điều này càng khiến nhiều người nghi hoặc và cho rằng, chuyện Ung Chính đánh đổi con gái của mình là có thật. 

Theo Diệu Ly/Khám phá