Tuy nhiên, từ lúc đó trở đi nàng không hề được Hoàng đế Càn Long sủng ái, sống lặng lẽ ở hậu cung gần 20 năm.
Trong thời gian đó, không biết vì lý do gì mà Nữu Hỗ Lộc thị lại bị giáng thành Thường tại, mãi đến năm Càn Long thứ 33, nàng mới được phục vị Quý nhân.
Cuối năm Càn Long thứ 41 (tức năm 1776), Nữu Hỗ Lộc thị bất ngờ được Hoàng đế sủng ái và tấn phong thành Thành tần. Lúc này, nàng đã vào cung được 19 năm.
Đến tháng Giêng năm Càn Long thứ 42 (tức năm 1777) Sùng Khánh Hoàng thái hậu qua đời nên lễ sách phong bị hoãn.
Từ đó Hoàng đế Càn Long luôn yêu thương nàng, thậm chí còn đưa nàng đi cùng mình trong chuyến tuần du phương Nam 8 năm sau đó (tức năm 1784).
Nhưng khi đang trên đường hồi cung, trong lúc Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị ngắm cảnh đêm bên mạn thuyền đã bất cẩn rơi xuống nước, sau đó chết đuối.
Cái chết của Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị khiến nhiều người thắc mắc, liệu cú ngã này thật sự là do bất cẩn hay có người khác hãm hại.
Thi thể của nàng tạm thời được đưa đến Tĩnh An trang. 5 tháng sau mới được chôn cất ở Dụ lăng Phi viên tẩm.
Trong lịch sử triều nhà Thanh, Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị là nữ nhân duy nhất chết đuối.
Trong một số câu chuyện dã sử về thời nhà Thanh thường có chi tiết Hiếu Hiền Hoàng hậu Phú Sát thị chết đuối trong chuyến du tuần đến Giang Nam, có thể là xuất phát từ vụ tai nạn của Thành tần Nữu Hỗ Lộc thị.