Phóng to 5 lần bức tranh cổ, dân mạng không tin vào mắt mình

Google News

Hoạt động của nhóm cung nữ trong bức tranh cổ khiến hậu thế không khỏi bất ngờ.

Sĩ nữ đồ

Sĩ nữ đồ là một thể loại tranh truyền thống của Trung Quốc, là một dòng tranh vẽ mỹ nữ nổi tiếng trong dòng tranh truyền thống Á Đông. Ý nghĩa ban đầu của "Sĩ nữ đồ" là để phác họa vẻ đẹp của phụ nữ chủ yếu là giới quý tộc thời phong kiến. 

Đặc biệt kể từ thời nhà Tống, dòng tranh này lại càng thu hút sự chú ý của người xem và trở thành một thể loại tranh cổ Trung Quốc. Nổi tiếng phải kể đến bức "Lạc Thần Phú đồ" của danh họa Cố Khải Chi. 

Phong to 5 lan buc tranh co, dan mang khong tin vao mat minh

Ngoài ra còn có vô vàn những bức tranh đáng giá khác. Ở thời nhà Minh cũng lưu truyền một bức tranh cổ Sĩ nữ đồ của hoạ sĩ Đỗ Cẩn. Bức tranh nổi tiếng với nét đẹp chân thực, miêu tả khung cảnh vui đùa của các sĩ nữ trong cung.

Bức tranh có dạng cuộn với kích thước chiều dài 30,5 cm, chiều rộng 168,9 cm. Bức tranh được chia làm hai cuộn, cuộn thượng và cuộn hạ. Nó được sáng tác dựa trên bộ "Cung Trung đồ" của Chu Văn Cự thời Ngũ Đại nhà Tống. 

Những khung cảnh thú vị thường nhật của cung nữ không chỉ được miêu tả trong các bài thơ văn mà còn được khắc họa trong cuộn tranh "Sĩ nữ đồ" của hoạ sĩ Đỗ Cẩn. Trong tranh, dưới các tán cây kẽ lá là nhóm ba hoặc năm người phụ nữ đang chơi đùa. 

Phong to 5 lan buc tranh co, dan mang khong tin vao mat minh-Hinh-2

Nó thể hiện một cách sinh động cuộc sống đầy màu sắc của các cung nữ của triều đại nhà Đường từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 10.

Khi phóng to bức tranh cổ 5 lần, hậu thế không khỏi thích thú trước hoạt động của nhóm cung nữ mà thốt lên: "Hoá ra phụ nữ xưa cũng phóng khoáng thế!"

Vậy phóng to 5 lần hậu thế nhìn thấy gì?

Hoạt động thú vị

Ở góc trái bức tranh, người xem hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thú vị trước nhóm cung nữ đang xắn váy lên để tụm lại chơi…đá bóng. 

Đá bóng là môn thể thao vua và không còn xa lạ gì nữa. Đây cũng là môn thể thao tập thể ra đời từ rất sớm. Tuy nhiên ai cũng biết bóng đá đặc biệt là ở thời xa xưa là môn thể thao dành cho con trai. Bởi nó yêu cầu sức bền và thể trạng tốt. 

Phong to 5 lan buc tranh co, dan mang khong tin vao mat minh-Hinh-3

Thế nên hậu thế vừa bất ngờ vừa thích thú khi nhìn thấy khung cảnh này được phác hoạ trong bức tranh cổ. Bởi ai cũng biết, ở thời phong kiến những người phụ nữ sống trong cung phải tuân thủ theo vô vàn giáo điều tập tục hà khắc rằng phải đi nhẹ nói khẽ cười duyên, phải thuỳ mị nết na, tư trang chỉnh tề hàng trăm lớp…

Ấy thế mà hình ảnh các sĩ nữ xắn váy nhiệt tình tham gia bộ môn thể thao của phái mạnh này lại được khắc họa sống động đến vậy. Điều này cho thấy phụ nữ kể cả sống trong cung cấm ở thời nhà Đường cũng vô cùng phóng khoáng, yêu thích tự do và tích cực các hoạt động tập thể.

Phong to 5 lan buc tranh co, dan mang khong tin vao mat minh-Hinh-4

Nếu như phụ nữ thời phong kiến luôn hiện lên trong những bức tranh cổ với vẻ đẹp yêu kiều e ấp thì ở bức Sĩ nữ đồ của hoạ sĩ Đỗ Cẩn, phụ nữ lại hiện lên với vẻ hào sảng, tiêu dao phóng khoáng vô cùng đặc biệt.

Theo như ghi chép trong lịch sử, thời nhà Đường là một xã hội cởi mở, ở đó phụ nữ có thể tham gia vào các hoạt động giải trí văn hóa và thể thao khác nhau, chẳng hạn như cưỡi ngựa, múa kiếm, chèo thuyền, cờ vua, đánh đu và câu cá. 

Nhìn vào hình ảnh nơi góc trái khi phóng to 5 lần bức tranh cổ, cư dân mạng Trung Quốc đã để không ít những bình luận thú vị: "Hoá ra phụ nữ xưa cũng phóng khoáng như thế", "Ai bảo là ngày xưa phụ nữ đều phải chịu nhiều khuôn phép chứ"…

Qua nét vẽ chân thực của hoạ sĩ Đỗ Cẩn, hậu thế đã có thêm cái nhìn khác, gần gũi hơn, giản dị hơn về những người phụ nữ giới quý tộc thời phong kiến.  

Theo Diệu Thuý/ Toquoc