Quy tắc ngầm trong hậu cung: Phi tần "trao thân" cho hạ nhân

Google News

Vì cô đơn lạc lõng nên sự trống trải trong lòng khiến thái giám khát khao được quan tâm, 'lấy vợ' để vơi đi sự quạnh hiu này.

Thái giám, hay còn gọi là hoạn quan, chỉ những người đàn ông bị thiến ở thời đại phong kiến Trung Quốc.

Nhà Thanh đã cải cách tổ chức thái giám cồng kềnh của thời nhà Minh, giảm hơn 90.000 thái giám trong những năm cuối của Minh Sùng Trinh xuống còn 9.000 người.

Cấp bậc của thái giám thời nhà Thanh vô cùng nghiêm ngặt, được quản lý bởi “Kính sự phòng". Trong chốn thâm cung nguy nga, nhiệm vụ của thái giám chính là hầu hạ Hoàng đế, phi tần, một số tiểu thái giám còn hầu hạ tỳ nữ riêng của phi tần.

Theo thời gian, các thái giám dần hình thành những "quy tắc ngầm" phi tần để cùng chung sống và tồn tại nơi cung cấm “có vào mà không có ra” này.

1. Phi tần trong cung phải đánh đổi khi muốn được thái giám giúp đỡ

Ảnh minh họa.

Chúng ta đều biết một trong những nguyên tắc “thị tẩm” của Hoàng đế mỗi đêm là lật thẻ tên của các vị phi tần. Mà nhiệm vụ sắp xếp và dâng thẻ tên này được Kính sự phòng đảm nhận. Do đó, phi tần nào muốn sớm nhận được sủng hạnh của Hoàng đế đương nhiên phải nhờ vả thái giám ở Kính sự phòng.

Cũng do mối liên kết qua lại giữa hậu cung và thái giám mà đã sản sinh ra tình trạng: Thái giám nạp thiếp (lấy vợ).

Học giả Nhật Bản Terao Yoshio đã viết trong cuốn sách "Chuyện kể thái giám" (tạm dịch) như sau: "Thái giám lập gia đình với phụ nữ chủ yếu để thoát khỏi sự cô đơn. Họ bị thiên hạ coi thường nên khát khao được xoa dịu bởi sự ấm áp của người vợ. Điều này hoàn toàn dễ hiểu".

Hầu hết vợ của các thái giám đều là nữ quan trong cung. Vì cuộc sống trong cung cấm tách biệt với thế giới bên ngoài, chỉ nữ quan mới có thể kết đôi với thái giám, để họ nương tựa vào nhau.

Hầu hết các phương pháp thiến cổ xưa đều là "cắt bỏ", từ đó cũng dẫn đến những thay đổi lớn về thể chất đối với thái giám. Một cơ thể không bình thường lâu dần sẽ dẫn đến tâm lý không bình thường.

Thái giám đã mất đi khả năng của đàn ông, cũng không phải là phụ nữ, nên tâm sinh lý bị méo mó, trái tim không còn nơi nương tựa. Do đó, tính cách của họ rất bất thường.

Họ khóc và tức giận vô cớ chỉ vì một chuyện nhỏ nhặt. Khi thấy ai mạnh hơn mình, họ sẽ van xin, cúi đầu phục tùng, thể hiện sự tự ti, yếu đuối.

Tính cách khó lường khiến người ta không muốn ở bên họ. Vì cô đơn lạc lõng nên sự trống trải trong lòng khiến họ khát khao được quan tâm, “lấy vợ” để vơi đi sự quạnh hiu này.

Đương nhiên thái giám lấy vợ ở đây chỉ mang tính hình thức và được hiểu ngầm trong cung, chứ không có bất kỳ nghi thức tổ chức rình rang nào. Phi tần hiểu được nỗi khổ của thái giám, cũng như trân trọng mối quan hệ chủ-tớ giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn nên cũng nhắm mắt làm ngơ, thậm chí còn ủng hộ việc này.

 

3. Thái giám “giúp đỡ” phi tần đã lâu không nhận được ân sủng của Hoàng đế

Tiểu thái giám trong cung phải được kiểm tra ba năm một lần, sau đó cứ năm năm lại kiểm tra xem có thịt lồi ra không, đây là lệnh của cung đình.

Nhưng nếu một quý phi sủng ái một thái giám trẻ tuổi nào đó, nàng chỉ cần ra lệnh "miễn" thì thái giám này sẽ được cho qua. Bằng cách này, ngay cả khi phần dưới của thái giám có thịt nhô ra, nó vẫn có thể tiếp tục phát triển.

 

Ngoài ra, có một số trường hợp hối lộ của nhiều gia đình muốn con vào cung trở thành thái giám mà không cần trải qua bước “tịnh thân”. Đồng thời, những đứa trẻ này có thể chơi với các hoàng tử và công chúa nhỏ. Chỉ cần chúng có quan hệ tốt với hoàng thất thì trong cung cũng không dám kiểm tra quá khắt khe. Đây cũng là đối tượng mà các phi tần, thậm chí là cung nữ lựa chọn.

Một thái giám đẹp trai chịu trách nhiệm hầu hạ một phi tần cao quý, ngày đêm gặp nhau và yêu nhau lâu dài không phải là không thể.

Bên cạnh đó, không phải phi tần nào cũng nhận được ân sủng của Hoàng đế, thậm chí có người vào cung mấy năm trời cũng chưa từng gặp mặt Hoàng đế, chứ đừng nói cơ hội được thị tẩm. Do đó, thái giám là sự lựa chọn an toàn nhất để họ giải tỏa nhu cầu sinh lý.

 

Theo Thể thao & Văn hóa