Thời gian qua, nhiều nước trên thế giới hứng chịu hậu quả nghiêm trọng do mưa, bão lớn gây ra. Trước những diễn biến nghiêm trọng của mưa bão, lũ lụt, các nước đã tiến hành quy trình xả lũ khi lượng nước trong các hồ chứa, thủy điện... ở mức cao. Việc xả lũ cần đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du.
Trước khi tiến hành việc xả lũ, các cơ quan, ban ngành thường xuyên cập nhật tình hình thực tế tại khu vực các thủy điện, hồ chứa nước... Các địa phương thường xuyên kiểm tra điều kiện tích nước của các hồ chứa nước, các hồ thủy lợi, thủy điện, trong đó hồ nào đủ điều kiện mới được phép tích nước tránh để xảy ra các sự cố tại những công trình này.
Trong mùa mưa bão, thông tin ở các hồ chứa nước, các hồ thủy lợi, thủy điện phải được cập nhật thường xuyên. Cơ quan phụ trách quản lý việc xả lũ cần giám sát chặt chẽ quy trình vận hành xả lũ các hồ thủy điện tại mỗi địa phương.
|
Quy trình xả lũ được giám sát, quản lý chặt chẽ nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Ảnh: Xinhua. |
Các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực thủy lợi cho biết, do các hồ chứa nước, các hồ thủy lợi, thủy điện không xả lũ trước khi mùa mưa về nên khi lũ về mạnh và với cường độ lớn sẽ gây ra nguy cơ ngập lụt trên quy mô rộng.
Trong trường hợp lũ về mạnh, quy trình xả lũ phải được tiến hành đúng quy trình để các địa phương vùng hạ du có phương án ứng phó với ngập lụt, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản xuống mức thấp nhất.
Cụ thể, trước khi xả lũ với lượng nước xả lũ lớn, các hồ chứa nước, các hồ thủy lợi, thủy điện phải phối hợp với chính quyền địa phương thông báo cho người dân vùng hạ lưu thời điểm xả lũ cũng như lưu lượng nước xả.
Căn cứ vào đó, người dân có kế hoạch, thời gian ứng phó với việc xả lũ và nguy cơ ngập lụt. Cơ quan chức năng cũng cần lập những phương án dự phòng, đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống quanh khu vực các hồ chứa nước, các hồ thủy lợi, thủy điện trước khi tiến hành xả lũ.
Tâm Anh (tổng hợp)