Tần Thủy Hoàng đã quá nổi tiếng khi là vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất. Tài cai trị của ông là điều không còn gì để bàn cãi. Tuy nhiên, dù lập được biết bao công lao to lớn thì Tần Thủy Hoàng lại phá hủy tất cả cơ đồ vì sai lầm của bản thân.
Nước đi khiến ông hối hận nhất có lẽ chính là việc chọn người kế vị cho mình. Con trai cả của ông là Phù Tô vốn tài năng và có tấm lòng nhân hậu. Sự kiện nổi bật nhất của Phù Tô chính là dám thẳng thắn đưa ra quan điểm phản đối quyết định "đốt sách chôn Nho" của cha.
Tuy nhiên, Tần Thủy Hoàng lại cho rằng sự nhân hậu của con trai là nhu nhược, thiếu đi tính quyết đoán của một bậc quân vương. Kết cục Phù Tô bị điều đến vùng biên giới Tây Bắc để giám sát tướng quân Mông Điềm - người bảo vệ biên cương khỏi sự xâm phạm của các thế lực bên ngoài.
Từ đây, thái giám Triệu Cao bắt đầu nung nấu âm mưu thâu tóm quyền lực bằng cách phò trợ người con trai thứ của Tần Thủy Hoàng là Hồ Hợi. Hồ Hợi là người thiếu kinh nghiệm, thiếu chính kiến, lại chịu sự chi phối của Triệu Cao.
Chính vì thế nên khi đăng cơ, trở thành Tần Nhị Thế, hắn đã tiếp tay cho một loạt những chính sách tàn bạo của Triệu Cao, gây ra bất mãn trong lòng dân chúng và quần thần.
Kết cục, Phù Tô bị sứ giả của Hồ Hợi giao thư giả có nội dung Tần Thủy Hoàng yêu cầu con trai cả tự sát nên đã chết vô cùng oan uổng. Đất nước nổi lên vô số cuộc khởi nghĩa vì hoàng đế nghe lời gian thần đưa ra loạt chính sách bạo tàn làm dân chúng lầm than. Nhà Tần thiếu đi một người lãnh đạo tài đức, sáng suốt nên nhanh chóng rơi vào cảnh suy tàn.
Theo Sở hữu trí tuệ và sáng tạo