Quân đội là sức mạnh của một đất nước, là lực lượng bảo vệ cho quốc gia đó, cho dù là vào thời cổ đại chiến đấu bằng vũ khí lạnh hay vào thời đại ngày nay, quân đội vẫn luôn là bộ phận quan trọng, chủ chốt của một quốc gia.
Nhưng hơn 100 năm trước, đã có một chuyện vô cùng ngược đời xảy ra ở Trung Quốc: Nước mất nhưng quân đội vẫn còn.
Vương triều nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng là triều đại hủ bại đã mang đến nhiều đau thương cho đất nước Trung Quốc.
Với triều đại này, người dân Trung Quốc cho đến nay vẫn tồn tại những tình cảm lẫn lộn, khó có thể phân tách một cách rõ ràng.
Cách mạng nổ ra đẩy Thanh triều vào con đường diệt vong
Năm 1912, Cách mạng Tân Hợi nổ ra đã dự báo trước thời khắc kết thúc của xã hội phong kiến kéo dài suốt mấy nghìn năm lịch sử, nhà Thanh cũng theo đó mà rơi vào kết cục diệt vong.
Sự diệt vong của nhà Thanh không thể không liên quan đến một người – đó chính là Từ Hi Thái hậu. Tên thật của Từ Hi Thái hậu là Diệp Hách Na Lạp Ngọc Lan, là người thuộc dòng họ Diệp Hách Na Lạp.
Người đứng đầu dòng họ Diệp Hách Na Lạp từng để lại lời nguyền: "Phụ nữ của dòng họ Diệp Hách sẽ tiêu diệt nhà Thanh". Có lẽ lời nguyền đó đã ứng nghiệm, kể từ sau khi Từ Hi vào cung, con cháu Hoàng thất nhà Thanh ít ỏi đến đáng thương.
Chồng của Diệp Hách Na Lạp Ngọc Lan chính là Hàm Phong Đế tại vị 30 năm. Mặc dù phi tần, thiếp thất không ít nhưng ông lại chỉ có một người thừa kế là Đồng Trị.
Phải biết rằng, Hàm Phong Đế có thể sinh được Đồng Trị chứng tỏ ông phải có năng lực sinh dục, thế nhưng điều này thật sự khác biệt so với những Hoàng đế đời trước – những người có đến hơn chục người con trai, chưa kể con gái.
Đây là một điều khiến người ta nhìn vào mà không thể không đặt câu hỏi nghi ngờ. Không chỉ riêng Hàm Phong Đế, 3 vị Hoàng đế cuối thời Thanh đều có chung một "số phận" vô cùng thảm, là Hoàng đế mà không có được một người nối dõi, trong khi đó các chi khác vẫn phát triển đông đúc.
Trở lại với câu chuyện của Từ Hi Thái hậu, sau khi từng bước thâu tóm quyền lực trong triều đình, bản thân Từ Hi đã sống cuộc sống vô cùng xa hoa, vô tri, khiến Đại Thanh từng bước rơi vào vực sâu diệt vong, không thể cứu vãn.
Trong bối cảnh đó, quân đội nhà Thanh cũng ngày càng xuống cấp. Từ giữa thế kỷ 19, phẩm chất tướng lĩnh đã ngày càng xuống thấp, nạn lính ma tăng cao.
Trong cuộc chiến chống lại Thái Bình Thiên quốc, nhà Thanh phải chấp nhận để nhiều đội quân kiểu mới ra đời nhằm cứu vãn như Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Sở quân của Tả Tông Đường, Hoài quân của Lý Hồng Chương và đạo quân đánh thuê nước ngoài Thường Thắng quân...
Điều này dẫn tới việc vào cuối thế kỷ 19, nhà Thanh không còn một quân đội quốc gia mà phải tận dụng dân quân và quân đội địa phương, thiếu trung thành với triều đình trung ương.
Quân đội không phát huy được sức mạnh, đất nước loạn trong giặc ngoài, xã hội bấp bênh, bất ổn, đầy sóng gió, kinh thành Bắc Kinh phút chốc bị phá, cuối cùng triều đình nhà Thanh phải tuyên bố chấm dứt sự thống trị của mình.
Quân đội Thanh triều đã đi đâu sau khi tan rã?
Câu hỏi đặt ra là, quân đội - lực lượng quan trọng duy trì sự ổn định và vững mạnh của đất nước đã dạt về đâu sau khi triều đình sụp đổ?
Vào cuối thời nhà Thanh, binh sĩ trong quân đội đa phần là người Hán, nay nhà Thanh đã mất, nhưng người Hán vẫn còn, cho nên có một số người đã đầu quân vào quân Bắc Dương, một số lại cởi giáp về quê, mai danh ẩn tích, sống qua một đời.
Nhưng khi tìm đọc sử liệu nhà Thanh, người ta mới phát hiện ra rằng vẫn còn một đạo quân có số lượng rất lớn không rõ tung tích, mãi đến năm 1984, sự thật mới được phát hiện, vậy họ đã biến mất như thế nào?
Theo phát hiện, sau chiến tranh nha phiến, Anh ép chính phủ nhà Thanh phải ký kết bản hiệp ước bất bình đẳng, buộc chính quyền nhà Thanh phải cắt nhượng đất Hồng Kông, nhưng Cửu Long thành vẫn thuộc lãnh thổ nhà Thanh.
Cửu Long thành có vị trí đặc biệt, là điểm tiếp nối giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục, nếu như để Cửu Long thành bị người Anh chiếm đóng, vậy thì đại lục sẽ nguy hiểm trùng trùng. Chính quyền nhà Thanh bấy giờ đã chịu nhiều tổn thất nên đã lập tức cắt cử đội quân 1 triệu người đến đóng giữ, tu sửa tường thành kiên cố và tăng cường hỏa lực ở đó.
Song, ngay khi nghe tin chính quyền nhà Thanh sụp đổ, một phần lớn binh sĩ của đội quân này đã chọn quay về đại lục, tìm đường sinh sống, số binh sĩ lưu lại chỉ còn chưa đến 5 vạn binh sĩ.
Sau khi người Anh nghe tin chính quyền nhà Thanh sụp đổ liền lập tức phát động tấn công Cửu Long thành.
Vì lợi ích của chính mình, các binh sĩ còn ở lại đã dũng cảm kháng địch, nhưng người ít chẳng thắng nổi địch nhiều, chỉ có thể vừa đánh vừa lui, cuối cùng rút về đến doanh trại Cửu Long thành, nhờ vào ưu thế về vị trí cùng hỏa lực mạnh mẽ, quân thủ thành đã đảm bảo được sự an toàn.
Bấy giờ, chính phủ Anh cũng chịu ảnh hưởng từ dư luận quốc tế, cuối cùng cũng đành tự rút quân quay về.
Mặc dù quân Anh đã rút lui, cũng không tiếp tục tấn công nữa, nhưng doanh trại Cửu Long thành khi đó lại bị cô lập, khắp bốn phía xung quanh đều thiết lập trạm kiểm soát khiến họ không thể tự do ra vào.
Trước tình thế như vậy, binh sĩ nhà Thanh đã tự lực cánh sinh, tự cung tự cấp, cuộc sống như vậy kéo dài suốt 75 năm.
Mãi đến năm 1984, khi hai nước Trung – Anh ký kết "Tuyên bố chung Trung – Anh", dự tính phá dỡ doanh trại Cửu Long thành, người ta mới phát hiện cư dân sống trong đó đều là hậu duệ của binh sĩ nhà Thanh.
Vào thời điểm đó, nơi đây vẫn duy trì chế độ như khi nhà Thanh còn tồn tại, có chế độ đa thê của vương triều nhà Thanh. Tuy nhiên theo hiệp ước đã ký kết, nhánh quân đội cuối cùng của nhà Thanh sau đó đã bị giải thể.
Theo Khánh An/ Tổ Quốc