"Keo kiệt" với tài khoản thu nhập của mình
Cổ nhân dạy: không sợ trộm cướp, chỉ sợ trộm ghim. Làm người, nếu hở ra một chút là khoe khoang tài sản của mình có ra bên ngoài, là một thói quen vô cùng ấu trĩ.
Sống ruột để ngoài da, người chịu thiệt chỉ có mình. Tiền nhiều mà bị lộ ra ngoài, khó tránh khỏi việc bị người khác nhòm ngó, rất dễ rước họa vào thân. Ai cũng cần có sự riêng tư, tiền bạc lại càng cần như vậy. Càng trưởng thành, càng phải học cách "keo kiệt", đừng quá "hào phóng", học cách im lặng, sống khiêm tốn mới mong giữ được tiền.
"Keo kiệt" với người vong ân phụ nghĩa
Đừng bao giờ cho những người vong ân bội nghĩa, không có lòng biết ơn vay tiền. Dù họ là bạn bè hay người thân. Bởi những người này luôn nuôi dưỡng tâm tư, "vay rồi không trả", thậm chí còn quay ngược lại nói bạn keo kiệt, thấy chết không cứu.
Tiền là tiền mồ hôi xương máu mình vất vả làm ra, bạn có quyền tiếc, có quyền xót. Bạn có thể cho người khác vay tiền, nhưng hãy biết chọn mặt gửi vàng.
"Keo kiệt" với những chi tiêu không cần thiết
Trong cuộc sống có những chi tiêu nhỏ thực ra không hề cần thiết. Nếu bạn không hiểu thế nào là "lựa thu mà chi", sẽ rất dễ tiêu dùng hoang phí cho những thứ không cần thiết. Thế nên, cần có một kế hoạch chi tiêu khoa học, hợp lý. Dù bạn còn độc thân hay đã có gia đình.
4 cách giúp bạn tiết kiệm tiền:
1. Ghi lại thu nhập và chi tiêu của bạn.
2. Thiết lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm rõ ràng.
3. Lập danh sách những khoản mua sắm thiết yếu, loại bỏ những khoản thừa thãi không cần thiết.
4. Tiết kiệm từ những hành động nhỏ nhất:
- Tắt bớt đèn hoặc thiết bị điện nếu không sử dụng.
- Đừng quá bị cám dỗ bởi giảm giá.
- Sử dụng thẻ thành viên để được ưu đãi nhiều hơn.
- Nếu di chuyển gần nhà hoặc gần cơ quan, nên đi bộ hoặc đi xe đạp để rèn luyện thân thể.
- Tự nấu ăn để tiết kiệm và vệ sinh hơn đi ăn tiệm ở ngoài.
Theo Truy Nguyệt/Xe và thể thao