Trong quá trình mở mộ Chúa Jesus, các chuyên gia, nhà khoa học đã tìm thấy một lớp bụi bên dưới phiến đá cẩm thạch che phủ mộ. Đây là phát hiện nằm ngoài dự kiến của nhóm chuyên gia vì các thiết bị thăm dò trước đó như radar xuyên đất không phát hiện sự tồn tại của lớp bụi này. Nhóm chuyên gia sẽ nghiên cứu lớp bụi để tìm hiểu kỹ hơn về mộ Chúa Jesus.
"Tôi vô cùng kinh ngạc. Đầu gối tôi hơi run lên vì tôi không ngờ sẽ bắt gặp thứ này", nhà khảo cổ Fredrik Hiebert thuộc Hiệp hội Địa lý Quốc gia đồng thời là một thành viên trong nhóm chuyên gia tham gia dự án bảo tồn tại nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem.
|
Các thành viên thuộc nhóm dự án bảo tồn tại nhà thờ Mộ Thánh ở Jerusalem cẩn thận di chuyển một phiến đá. Ảnh: National Geographic. |
Sau khi phát hiện một lớp bụi, nhóm chuyên gia còn vô cùng kinh ngạc khi nhìn thấy chiếc giường đá vôi nguyên sơ - nơi đặt thi thể Chúa Jesus trước khi Người phục sinh. Chiếc giường đặc biệt này được đẽo từ đá.
Một phiến đá cẩm thạch cũng được tìm thấy khi nó phủ bên trên giường khắc hình cây thánh giá. Phiến đá cẩm thạch này có niên đại vào khoảng thế kỷ 11-16 có cùng niên đại với tàn tích bức tường đá của ngôi mộ.
"Chúng tôi không thể kết luận chắc chắn 100%, nhưng có bằng chứng rõ ràng cho thấy vị trí mộ chúa Jesus không bị di dời trong suốt lịch sử, điều các nhà sử gia và khoa học vẫn băn khoăn suốt nhiều thập kỷ", nhà khảo cổ Fredrik Hiebert tiết lộ.
Sau những phát hiện bất ngờ trên, các chuyên gia đã thay phiến đá cẩm thạch, niêm phong kín chiếc giường đá vôi nguyên sơ. Nhóm chuyên gia tiến hành bơm vôi vữa xung quanh các khối đá vôi để gia cố và bảo tồn Edicule. Theo dự kiến, dự án tôn tạo sẽ hoàn thành vào mùa xuân năm 2017.
Tâm Anh (theo National Geographic, Livescience)