Ung Chính "thanh trừng" cha và các huynh đệ để lên ngôi báu?
Chuyện Vua Ung Chính (Dận Chân) có hạ độc Khang Hy hay không đến ngày nay vẫn còn nhiều giả thuyết trái chiều.
Một giả thuyết phổ biến được truyền lại cho hậu thế là: Khang Hy hoàng đế uống phải bát canh độc do người của Tứ a ca Dận Chân (Ung Chính sau này) dâng lên. Sau đó ông vì trúng độc mà băng hà.
Tuy nhiên giả thuyết này luận về luân lý, pháp lý, tình lý, đều là những chuyện vu oan giáng họa, cũng không hợp tình hợp lý.
Cuộc chiến tranh đoạt ngôi báu
|
Hé lộ sự thật Vua Ung Chính "diệt trừ" vua cha và huynh đệ để lên ngôi báu? Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. |
Cả đời Khang Hy có tổng cộng 52 người con, 32 con trai, 20 cô con gái trong đó có 12 người con trai và 9 người con gái mắc bệnh chết khi còn nhỏ. Với con số kỷ lục này, Khang Hy là ông vua đông con nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Chuyện bắt đầu từ năm 1708, tức năm Khang Hy thứ 47, tại hành cung Bố Nhĩ Cáp Tô Đài. Hôm đó, ngày 4 tháng 9, trước tất cả thân vương, đai thần, thị vệ, văn võ bá quan, Khang Hy tuyên bố, phế bỏ ngôi vị thái tử của Dận Nhưng.
Sau đó ông vua đã ngoại ngũ tuần không kìm được bi thương mà rớt nước mắt. Nửa năm sau, Dận Nhưng được phục hồi ngôi vị thái tử. Tuy nhiên, hơn ba năm sau, Khang Hy lại một lần nữa phế bỏ ngôi vị của Dận Nhưng.
Phế con dòng đích thì nhất định phải lập con lớn, quan niệm này từ xưa càng khiến cho Dận Đề (tam a ka) thêm đắc chí, tin vào cơ hội của mình. Sau khi Khang Hy phế bỏ Dận Nhưng, luôn để Dận Đề ở lại bên mình để đảm bảo an toàn.
Phụ hoàng tín nhiệm như vậy lẽ nào muốn lập mình làm thái tử ư?”. Nghĩ vậy, Dận Đề tìm cơ hội đề nghị phế truất Dận Nhưng. Không ngờ Khang Hy vừa nghe thấy điều này thì vô cùng thương tâm.
Khang Hy cho rằng, Dận Đề quá hiểm ác. Vì vậy, Khang Hy tuyên bố: “Trước đây ta lệnh cho Dận Đề ở cạnh canh giữ an toàn cho ta nhưng không có ý định lập làm thái tử. Dận Đề tính tình nóng vội, ngu ngốc làm sao có thể làm hoàng tử được?”
Cùng lúc đó, bát a ka Dận Tự, một chàng trai thông minh muốn thể hiện “tài năng tổ chức” của mình, kéo bè, kết đảng khắp nơi. Ngay cả Dận Đề từng lăm le ngôi vị thái tử cũng quay sang ủng hộ Dận Tự.
Tuy nhiên, với một ông vua đa nghi như Khang Hy đã đem hiệu quả ngược lại. Cho rằng đây là một âm mưu của Dận Tự, Khang Hy nổi giận, ra lệnh đem giam lỏng bát a ka vào trong cung.
Như vậy, Dận Đề quá nóng vội và Dận Tự có tài trị quốc đều bị loại ra khỏi cuộc đua giành ngôi vị thái tử. Nhờ vậy, Dận Chân trở thành vị hoàng tử có nhiều khả năng nhất sẽ vào ngôi vị thái tử.
Điều này, với một người có đầu óc chính trị như Dận Chân đương nhiên nắm rõ như lòng bàn tay.
Trong khi càng ngày càng thất vọng với thái tử thì Khang Hy lại cực kỳ thích một đứa con tài cán và đứng ngoài lề tranh chấp như Dận Chân.
Ông vua anh minh một thời lại dễ dàng bị con trai mình qua mặt, ngày càng giao cho Dận Chân nhiều trọng trách hơn. Các đại thần như Long Khoa Đa, Niên Canh Ngiêu cũng lũ lượt về theo phe của Dận Chân.
Mặc dù họ không đông bằng phe cánh của thái tử Dận Nhưng, song họ lại tỏ ra cực kỳ trung thành.
Hơn nữa, những hoàng tử khác thấy Dận Chân đã một lòng tu tập, vứt bỏ mọi chuyện thế sự nên không còn đề phòng gì nữa. Nhờ vậy, Dận Chân dễ dàng dành dành được ngôi báu.
Năm 1722, Khang Hy qua đời, để lại chiếu nhường ngôi cho hoàng tử thứ 4, Dận Chân, người sau này được sử sách gọi là Ung Chính Hoàng đế
Theo H.T.H.T (t/h)/Khoevadep