Từ thời cổ đại, người Trung Quốc đã có tục lệ người sau khi chết ba ngày mới được chôn. Điều này nghe có vẻ như là một tục lệ lạc hậu bởi nó tồn tại cùng với các nghi lễ ma chay tương đối rườm rà.
Dưới góc nhìn của khoa học hiện đại, chúng ta cùng tìm hiểu xem tục lệ này có ý nghĩa như thế nào, liệu người Trung Quốc xưa có thực sự “mê tín”?
Thời xa xưa, trình độ y học của người dân thấp, chủ yếu dùng phương pháp Đông y trị bệnh, chú trọng đến “nhìn, nghe, hỏi”. Khi có người bị ốm, thầy thuốc thường bắt mạch để chẩn đoán bệnh và chữa bệnh.
Tuy nhiên, nếu người bệnh rơi vào trạng thái chết lâm sàng (tắt hơi thở, mạch ngừng đập), thầy thuốc hoàn toàn có thể chẩn đoán sai, dẫn đến việc cho rằng người đó đã chết, rồi tiến hành mai táng người chết. Khi người bệnh thoát ra trạng thái chết lâm sàng, nếu lúc đó đã hoàn toàn không còn có chút sức lực nào, lúc này, người đó mới thực sự trở thành người chết.
Qua hàng ngàn năm lịch sử, Trung Quốc có vô số phong tục truyền thống. Trong đó, nhiều phong tục đã ăn sâu vào trong nền văn hóa. Người ta cho rằng, sau khi chết, người chết còn lưu lại trên thân thể đó trong vòng ba ngày. Vì sao vậy?
Theo sử sách ghi lại, Biển Thước thời trẻ đi chu du khắp thiên hạ, khi ông đi đến nước Quắc (một nước chư hầu của nhà Chu), ông thấy nơi đều chìm trong không khí tang thương. Ông tò mò đến hỏi xem có chuyện gì xảy ra.
Người ta nói rằng thái tử đương triều mới mất, mọi người đều khóc thương cho ngài ấy. Biển Thước nói: “Chỉ cần nghe tai thái tử, xem mũi ngài ấy có nhô lên hay không, sờ vào giữa hai âm hành (bộ phận sinh dục nam), nếu còn có hơi ấm, tức là còn chữa được”. Nhà vua ngay lập tức cho triệu Biển Thước vào cung. Ông dùng thuật châm cứu, thái tử từ từ tỉnh lại.
Sách “Tả truyện” có ghi chép: Tấn Văn Công chết vào mùa đông, lúc an táng người tím tái, trong linh cữu có tiếng như bò. Qua đó có thể thấy Tấn Văn Công sau khi chết lâm sàng đã bị chôn sống.
Do đó, người Trung Quốc xưa đặt ra quy định người chết sau ba ngày mới được an táng. Người thân sẽ túc trực quanh thi thể người chết, lấy khăn trắng trùm lên trên mặt. Thứ nhất, để đề phòng trường hợp chết lâm sàng, có thể cứu chữa kịp thời nếu còn có dấu hiệu sống. Thứ hai là để người thân ở xa kịp về nhìn người chết lần cuối.
Lời kết
Tại các quốc gia, vùng miền, dân tộc khác nhau sẽ có những phong tục khác nhau liên quan tới người chết. Tổ chức tang lễ, thực chất là cách để người sống thể hiện niềm tiếc thương của mình với người đã chết.
Thực ra, có thể nói rằng, dù trình độ y học của người Trung Quốc xưa không cao, ba ngày là thời gian hoàn toàn phù hợp để mọi người tổ chức tang lễ, tránh xảy ra tình trạng người chết lâm sàng bị chôn sống, và để có đủ thời gian thực hiện chuẩn bị các nghi thức cần thiết.
Theo Tổ Quốc