Nhắc tới Tào Thực, điều đầu tiên chúng ta nghĩ tới là tài hoa của nhân vật này.
"Thiên hạ tài hữu nhất thạch, Tào tử kiến độc chiếm bát đấu"
Ý muốn nói, tài năng trong thiên hạ nếu tính thang "thạch" (một đơn vị đo, 1 thạch = 10 đấu) thì chỉ riêng Tào Tử, ở đây chỉ Tào Thực đã độc chiếm 8 đấu.
Tào Thực trong mắt dân gian là một người vô cùng giỏi giang, có tài, nhưng vì sao cuối cùng lại rơi vào một kết cục ảm đạm như vậy?
Là do vận mệnh trớ trêu, là tính cách bản thân hay là sự trói buộc của gia đình?
Hôm nay chúng ta sẽ bàn về vấn đề này.
"Chiến Quốc sách" có câu: "Phụ mẫu chi ái tử, tắc vi chi kế thâm viễn."
Ý muốn nói, phương thức yêu thương con cái tuyệt vời nhất của cha mẹ chính là lên kế hoạch cho tương lai lâu dài của con, chứ không phải là nuông chiều con hết mực.
Nhưng có rất nhiều bậc cha mẹ lại không nghĩ như vậy, tới cả một kẻ trí như Tào Tháo cũng phạm phải sai lầm tương tự.
Có thể nói, chính sự nuông chiều hết mực của Tào Tháo mà Tào Thực mới có kết cục như vậy.
1. Đứa trẻ tài năng được ưu ái
Nhắc tới Tào Thực, điều đầu tiên mọi người nghĩ đến có lẽ là câu chuyện "7 bước thành thơ".
Tào Thực vốn dĩ là một người vô cùng tài hoa, đặc biệt là trong khoản thi ca, vừa hay, người cha Tào Tháo cũng lại là người vô cùng quý trọng hiền tài.
Nghe đồn Tào Thực ngay từ năm lên 10 tuổi đã có thể thuần thạo văn chương, xuất bút thành thơ.
Có một lần, Tào Tháo sau khi đọc văn chương của con trai đã kinh ngạc hỏi:
"Không phải con tìm người viết hộ đấy chứ?"
Tào Thực sau khi nghe cha nói, không phục nói:
"Cha có thể kiểm tra con ngay tại đây, con cần gì người viết hộ mình chứ!"
Không lâu sau đó, Tào Thực quả thực có cơ hội để thể hiện trực tiếp tài năng của mình.
Khi đó Tào Tháo vừa đánh bại Viên Thiệu, Đồng tước đài ở Nghiệp Thành cũng vừa được xây dựng.
Tào Tháo dắt các con lên Đồng tước đài, để chúng lần lượt dùng văn chương của mình để ca ngợi sự kiện này.
Trong khi các chư vị công tử khác còn đang chau mày không biết nên bắt đầu từ đâu thì Tào Thực sớm đã hoàn thành xong bài ca ngợi "Đồng tước đài phú" của mình.
"Đồng tước đài phú" không chỉ ca tụng công đức của Tào Tháo mà còn biểu biểu đạt vô cùng chân thực nội tâm của Tào Tháo: "Tuổi già những chí chưa già, mộng ước vẫn ở ngàn phương".
Tào Thực không chỉ giỏi văn chương mà còn rất thấu lòng người cha già.
Sự kiện lần này cũng khiến Tào Tháo thực sự tán thưởng tài năng của con trai mình.
Ngoài tài văn chương hơn người, Tào Thực còn là một người phóng khoáng tự nhiên, không phải kiểu tính toán hẹp hòi.
Điểm này vô cùng giống với Tào Tháo khi còn trẻ.
Tào Tháo dường như nhìn thấy một phần của mình ở cậu con trai này.
Nhà quý tộc ngày xưa, con cháu nối dõi vô cùng nhiều, đứa trẻ biết khóc chưa chắc đã có sữa ăn.
Đứa trẻ nào muốn "xuất đầu lộ diện", nhất định phải có tài năng hơn người, có vậy mới được người cha tán thưởng và những người trong gia tộc công nhận, nếu không sẽ trở thành "con ghẻ".
Tào Thực đang ở trong tình thế như vậy.
Tào Thực không giống với Tào Phi, Tào Phi là đích trưởng tử, theo lẽ dĩ nhiên là sẽ thành người thừa kế.
Về ưu thế thân phận, Tào Thực không thể sánh với Tào Phi, nhưng Tào Thực lại là người có tài, và dựa vào cái tài này để thu hút sự chú ý của cha, và trở thành người con yêu quý nhất của Tào Tháo.
2. Con thiếu gì, bạn cho nó cái đó
Tào Thực sau khi được yêu thương, Tào Tháo bắt đầu tạo mọi điều kiện tài nguyên cho con trai.
Bất kể là địa vị hay quyền lực, chỉ cần có lợi cho Tào Thực, Tào Tháo đều sẽ cho con trai hết.
Ngay tới cả vị trí người thừa kế, Tào Tháo cũng muốn truyền lại cho Tào Thực.
Cổ nhân có luật, cần phải tuân theo quy luật của tổ tiên, nghĩa là người thừa kế phải là con cả.
Nhưng đó là với những gia đình bình thường trong trường hợp bình thường, với Tào Tháo mà nói, ông không để ý tới mấy thứ gọi là quy luật tổ tiên, thứ ông xem trọng chỉ có chữ "tài".
Bản thân Tào Tháo cũng từng công khai nói rằng: "Nhi trinh Tử Kiến tối khả định đại sự", ý muốn nói con trai thứ Tử Kiến (tức Tào Thực) là người nhất định có thể nên được nghiệp lớn nhất.
Cứ như vậy, Tào Tháo xem con trai Tào Thực là trọng tâm bồi dưỡng của mình.
Kiến An năm 19, Tào Tháo đông chinh Tôn Quyền, Tào Thực được phong làm Lâm Tri hầu.
Tự cổ chí kim, quân vương xuất chinh, thái tử là người ở lại kinh đô, đây là luật lệ.
Nhưng lần này xuất chinh, Tào Tháo lệnh Tào Thực trấn thủ Nghiệp đô, để Tào Phi xuất quân với mình, hàm ý có lẽ nhiều người đều hiểu.
Bên khinh bên trọng, không cần nói cũng biết.
Tào Tháo có ý bồi dưỡng Tào Thực làm người thừa kế, nếu Tào Thực có thể nắm bắt được cơ hội, nỗ lực chăm chỉ, Tào Phi có lẽ không phải là trở ngại.
Tất nhiên, Tào Tháo không chỉ cho Tào Thực cơ hội, mà còn cho Tào Thực thực lực nhất định.
Dưỡng Tu, Đinh Nghi, sở hữu trở thành cánh tay đắc lực của Tào Thực, phần lớn là do Tào Tháo âm thầm tác thành.
Dương Tu xuất thân quan thần thế gia, tứ thế tam công, họ Dươg là một gia tộc rất có thế lực.
Có một gia tộc như vậy làm hậu thuẫn là một tài nguyên chính trị vô cùng to lớn đối với Tào Thực.
Bản thân Dương Tu cũng là một người da tài đa nghệ, từng cống hiến cho Tào Thực rất nhiều mưu lược.
Có thể thấy, Tào Tháo vì muốn bồi dưỡng con trai mà khá lao tâm khổ tứ.
Chỉ là điều mà Tào Tháo không ngờ tới chính là tình yêu và sự sủng ái mình dành cho Tào Thực ngược lại lại khiến con trai ngày càng tụt dốc.
Yêu thương quá nhiều, đôi khi lại phản tác dụng.
3. Quá yêu thương, thành ra hại
Được Tào Tháo yêu thương ra mặt, Tào Thực bắt đầu "bành trướng", để lộ ra nhiều khuyết điểm.
Tào Thực vốn là một người phóng túng, bình thường "hành động tùy hứng, rượu chè bừa bãi."
Cộng thêm với việc Tào Tháo thường ngày không nghiêm khắc yêu cầu nên dần dần xảy ra vấn đề lớn.
Kiến An năm 22, Tào Thực trong một lần sau rượu đã xông vào Tư Mã môn, chiếc cổng mà chỉ có Hoàng đế mới được ra vào, đi trên con đường mà chỉ có hoàng đế mới có quyền đi.
Hành động "ngông cuồng" này khiến Tào Tháo vô cùng thất vọng, cũng khiến Tào Thực mất đi hoàn toàn tư cách tranh ngôi vị kế thừa.
Tuy nói Tào Thực vì vụ việc Tư mã môn mà mất kha khá điểm, nhưng trong lòng Tào Tháo vẫn khá yêu thương vị con thứ này, muốn cho con trai một cơ hội "lập công chuộc tội".
Kiến An năm 24, Tào Nhân khi ấy đang trấn thủ Kinh Tương bị Quan Vũ bao vây.
Trong tình huống cấp bách như vậy, Tào Tháo đã phái vài nhóm binh đi cứu việc, Tào Thực vừa hay lại là thống soái của một trong những nhóm quân đó.
Nhưng Tào Thực lại là kiểu vết thương khỏi rồi là lập tức quên đau, không biết tự nhắc nhở mình.
Được lệnh đi giải nguy, nhưng lại uống rượu say bét nhè, khiến Tào Tháo tức giận chỉ đành hủy bỏ mệnh lệnh.
Việc đã đến nước này, Tào Tháo hoàn toàn từ bỏ Tào Thực, Tào Thực bị ném sang bên lề chính trị.
Bạn bè, nhưng người từng ủng hộ mình trước đó cũng lần lượt bị giết, cuối cùng trở thành người chẳng có gì trong tay.
Tào Thực tuy là một người phóng túng, tự do, nhưng nếu Tào Tháo biết can dự đúng lúc, nghiêm túc quản giáo, giúp Tào Thực thay đổi khuyết điểm, vậy thì kết cục của Tào Thực có lẽ đã không bi kịch tới vậy.
Nhưng vấn đề là Tào Tháo có từng quản giáo nghiêm khắc và đúng mực với Tào Thực hay không?
Đáp án là không.
Tào Thực có tài văn chương hơn người, vì vậy rất dễ sinh ra lòng tự phụ.
Thân là người cha, lúc này Tào Tháo nên khéo léo nhắc nhở con về đạo lý "núi cao còn có núi cao hơn, người tài còn có người giỏi hơn".
Nhưng Tào Tháo không làm.
Ngược lại càng không ngừng khẳng định và tán đồng sự tự tin của Tào Thực, tạo cho người khác cảm giác rõ nét rằng Tào Thực chính là người thừa kế mà ông chọn.
Tào Thực phóng khoáng là ưu điểm, nhưng ưu điểm nếu không biết khắc chế sẽ thành khuyết điểm.
Tào Thực ham rượu, Tào Tháo biết, nhưng không cản.
Sự việc Tư Mã Môn, Tào Tháo chỉ xét xử người trông cửa của hoàng cung, mà không có bất cứ trừng phạt rõ ràng nào với Tào Thực.
Chinh sự nuông chiều của Tào Tháo đã từng bước hủy hoại tiền đồ của Tào Thực.
Chính sự nuông chiều của Tào Tháo đã khiến Tào Thực từ một thanh niên ưu tú trở thành một người kém cỏi, huênh hoang.
Đối với cuộc đời bi kịch của Tào Thực, Tào Tháo cũng đóng góp một trách nhiệm không nhỏ.
4. Ba mẹ thương con, hãy thương bằng cách tính toán cho tương lai lâu dài của con
Không ít ba mẹ vì thương con cái mà con muốn gì là ngay lập tức đáp ứng, khiến con trở nên kiêu ngạo, hư hỏng, coi mình là trung tâm vũ trụ.
Cũng giống như sự nuông chiều của tTo Tháo khiến Tào Thực trở thành con ngựa hoang, làm theo sở thích của bản thân một cách vô nguyên tắc.
Khi cơ hội bày ra trước mắt, Tào Thực lại trong tình trạng say mềm, bỏ lỡ mất thời cơ.
Khi cơ hội không còn thì lại không ngừng theo đuổi, muốn lập công chuộc tội.
Ở trước mắt, không biết trân trọng; mất đi rồi mới cật lực đuổi theo.
Sau khi Tào Phi lên ngôi, Tào Thực sống một cuộc sống như tù đày trong thái ấp của mình.
Tào Thực đã nhiều lần xin lập công nơi biên cương, nhưng tiếc thay, mọi ngọn lửa nhiệt huyết đều bị dập tắt bởi gáo nước lạnh của Tào Phi.
Chịu đả kích hết lần này đến lần khác, Tào Thực cuối cùng hòa toàn tuyệt vọng và chán nản.
Cuộc đời của Tào Thực, khiến người khác kinh ngạc, khiến người khác cảm thán và khiến người khác tiếc nuối thay.
Tào Thực là một điển hình của đứa trẻ bị hủy hoại bởi sự nuông chiều của người cha, vì sự yêu thương không có chừng mực và không nghiêm khắc của Tào Tháo mà Tào Thực lâm vào kết cục thảm hại như vậy!
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị