Tết Tân Sửu: Hóa vàng ngày nào, giờ nào để gia tiên phù hộ?

Google News

Sau những ngày Tết, gia đình sẽ làm lễ hóa vàng để tiền ông bà, tổ tiên.

Theo thông lệ, vào ngày 30 Tết, các gia đình sẽ làm mâm cúng tất niên để mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết. Sau đó vào khoảng mùng 3, mùng 4 Tết gia chủ lẽ làm lễ hóa vàng đễ tiễn các cụ về trời đồng thời ngênh đón Thần Tài vè phù hộ độ trì cho gia đình năm mới phát đạt, gặp nhiều may mắn.

Lễ hóa vàng là dịp để gia chủ bày tỏ lòng biến ơn với các vị thần linh, tổ tiên, những người đã khuất trong gia đình đồng thời gửi gắm những móng ước về một năm mới hạnh phúc, no ấm.

Chia sẻ với báo Nông nghiệp, Chuyên gia phong thủy Nguyễn Đức Thêm cho biết, ngày hóa vàng đẹp nhất trong dịp Tết Tân Sửu 2021 là ngày mùng 3 Tết (tức Chủ nhật, ngày 14/2 dương lịch).

Khung giờ tốt để tiến hành lễ hóa vàng trong ngày mùng 3 Tết là giờ Thìn (7h-9h); giờ Ngọ (11h-13h); giờ Mùi (13h-15h); giờ Tuất (19h-21h).

Ngoài ngày mùng 3 Tết, gia chủ cũng có thể hóa vàng vào ngày mùng 4 Tết năm Tân Sửu. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là ngày mùng 3.

Nếu gia chủ chọn hóa vàng vào ngày mùng 4 Tết có thể tham khảo các khung giờ tốt là: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

Tet Tan Suu: Hoa vang ngay nao, gio nao de gia tien phu ho?

Theo Giáo dục & Thời đại, trong đầu tháng Giêng còn có 3 ngày tốt khác để gia chủ tham khảo làm lễ hóa vàng là mùng 5, 8 và 9.

- Mùng 5 Tết (tức ngày 16/2/2021 dương lịch) là ngày Ất Mùi, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu. Các khung giờ tốt bao gồm Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h)

- Mùng 8 Tết (tức ngày 19/2/2021 dương lịch) là gày Mậu Tuất, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu. Các khung giờ tốt: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h)

- Mùng 9 Tết (tức ngày 20/2/2021 dương lịch) là ngày Kỷ Hợi, tháng Canh Dần, năm Tân Sửu. Các khung giờ tốt: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

Tương tự như lễ cúng gia tiên, mâm cúng hóa vàng hết Tết thường gồm các lễ vật như mâm ngũ quả, vàng mã, hoa tươi, hương, đèn nến, trầu cau... Mâm cỗ mặn có thể có bánh chưng, thịt gà, nêm, giò lụa, rượu, thịt...

Tùy theo phong tục của từng vùng miền mà mâm cúng hóa vàng hết Tết Nguyên đán sẽ có các món ăn khác nhau. Mâm cỗ không cần chuẩn bị quá hoành tráng mà chỉ cần phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình và thể hiện được sự thành tâm, trang nghiêm là được.

* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.

Theo Khoevadep