Thời xưa, Hoàng đế không được gắp quá 3 miếng mỗi món ăn

Google News

Mỗi bữa ăn của hoàng đế thời xưa có thể có tới cả trăm món ăn, thế nhưng nhà vua không bao giờ gắp quá 3 lần mỗi món kể cả khi rất thích, lý do tại sao?

Thời kỳ phong kiến, quyền hạn đều tập trung ở trong tay vua, người được coi là "thiên tử" - con của trời. Tuy nhiên, không phải vị hoàng đế nắm trong tay mọi quyền lực của thiên hạ thì sẽ được ăn uống theo ý mình. Trên thực tế, chính vua cũng phải tuân theo một số quy tắc, quy định nghiêm ngặt, khắt khe trong những bữa ăn hàng ngày của mình. Mỗi bữa ăn của hoàng đế thời xưa có thể có tới cả trăm món ăn, thế nhưng nhà vua không bao giờ gắp quá 3 lần mỗi món kể cả khi rất thích, lý do tại sao?
Tại sao hoàng đế không được gắp quá 3 miếng mỗi món dù rất thích?
Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi" của Phổ Nghi - vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, ông đã tiết lộ những sự thực "giật mình". Đó là mỗi bữa ăn của hoàng đế phải nấu đủ 120 món. Một số vị vua khác như Ung Chính hay Khang Hy đã chỉ đạo giảm số lượng món ăn trong bữa ăn của mình đi. Tuy nhiên, đến thời "lão Phật gia" Từ Hy Thái hậu, bà yêu cầu Ngự thiện phòng phải nấu đủ 120 món cho mình mỗi bữa dù không bao giờ ăn hết, thậm chí có những món còn không hề đụng đũa.
Thoi xua, Hoang de khong duoc gap qua 3 mieng moi mon an
Dù có nhiều món ăn được bày biện trước mắt như vậy nhưng hoàng đế Trung Hoa lại phải tuân theo một "quy tắc ngầm", đó là không được gắp quá 3 miếng mỗi món, thêm một miếng cũng không được, kể cả khi đó là món ăn mà vua rất thích.
Khi hoàng đế dùng bữa, thông thường sẽ luôn có một thái giám đứng cạnh để hầu hạ. Người này có nhiệm vụ gắp những món ăn mà hoàng đế chỉ định. Món nào đã được gắp tới lần thứ 3 sẽ lập tức bị mang ra ngoài. Trong vòng nửa tháng, món ăn đó sẽ không được xuất hiện trên bàn ăn của vua nữa. Lý do rất đơn giản cho chuyện này là để tránh trường hợp hoàng đế bị đầu độc. Nếu hoàng đế tỏ ra rất yêu thích một món ăn nào đó, những kẻ có tâm địa có thể thăm dò và biết được sở thích ăn uống của vua và dễ dàng bỏ chất độc vào đó để mưu hại.
Tuy nhiên, thái giám phục vụ bên cạnh hoàng đế không chỉ có nhiệm vụ gắp món ăn, mà còn phải ghi chép và nghiên cứu khẩu vị của hoàng đế để phục vụ cho ông những món ăn ngon, hợp khẩu vị. Ngoài ra, hoàng đế cũng có những biện pháp để tránh bị đầu độc khi ăn uống, thế nhưng không phải là cách thử trâm bạc như chúng ta thường thấy trên phim ảnh. Vua Phổ Nghi chia sẻ trong cuốn sách "Nửa đời trước của tôi" rằng bát đĩa của vua sẽ được gắn "ngân bài" để phát hiện chất độc. Ngoài ra, trước khi bữa ăn được dâng lên vua, sẽ có một thái giám làm công việc thử trước các món ăn, xác nhận không có vấn đề gì mới dâng lên cho hoàng đế ăn.
Hoàng cung cũng đặt ra những quy tắc nghiêm ngặt khác về chuyện ăn uống của vua. Hoàng đế luôn phải dũng bữa một mình cô đơn, ngay cả hoàng hậu hay các thái tử cũng không được ăn cùng. Chỉ có những dịp lễ đặc biệt, hoàng đế mới dùng bữa cùng các phi tần và con cái.
Bữa ăn của nhà vua: An toàn được đặt lên hàng đầu
Đối với những Hoàng đế Trung Hoa, thứ họ coi trọng hơn cả không phải là hương vị hay mức độ quý giá của món ăn mà lại là tính an toàn. Quá trình thử độc cho nhà vua trước mỗi bữa ăn mới thực sự là bước cầu kỳ và tốn kém và cũng đầy nguy hiểm.
Dụng cụ ăn uống của vua cũng chủ yếu làm từ vàng, bạc và đồ gốm hảo hạng. Riêng đồ dùng của vua Càn Long hầu hết đều bằng từ bạc. Người xưa thường hạ độc bằng thạch tín (asen), nếu đồ ăn có chứa thứ này thì bạc sẽ biến thành màu đen. Vì thế khi dâng món ăn lên vua lúc nào cũng phải kèm theo một thanh bạc. Trước sự chứng kiến của vua, thái giám sẽ dùng thanh bạc để thử độc trong đồ ăn. Nếu Sau khi vua ngự xong, mỗi món sẽ được lưu lại một ít ở Ngự thiện phòng để lỡ có chuyện thì dễ dàng kiểm tra, đối chiếu.
Dưới thời nhà Thanh, Ngự Thiện Phòng, thuộc quản lý trực tiếp và điều hành của Phủ Nội vụ. Ở đây có một vài đại thần phụ trách công việc chuyên môn và đều là những người vô cùng thân tín với hoàng thượng. Mục đích của việc này là tránh việc có người bỏ độc vào những món ăn của hoàng thượng. Sau khi món ăn được đưa lên sẽ được thử bằng đũa bạc, khi đũa có biểu hiện an toàn thì vua mới dùng bữa.
Bởi vậy, nghề đầu bếp trong cung là nghề đùa với quỷ. Chỉ cần sơ xuất là có thể mất đầu. Sử sách từng ghi chép: Đầu bếp của Tấn Linh Công bị giết vì món tay gấu chưa chín kỹ; đầu bếp của Tấn Văn Linh suýt mất đầu vì món ăn của vua có dính một sợi tóc. Nhờ trí thông minh, lý luận sắc bén mà ông này đã thoát tội.
Theo PV/Thời báo Văn học Nghệ thuật