Trong dân gian đồn thổi quan niệm tâm linh, bà bầu không được đi viếng đám ma bởi thai nhi trong bụng còn yếu bóng vía, phát triển chưa toàn diện dễ bị “ma ám” do ảnh hưởng nhiều bởi âm khí.
Dân gian quan niệm giai đoạn mang thai là thời kỳ “hấp thụ tinh hoa của trời đất” cho bào thai. Chính vì vậy, bà bầu đi đám ma sẽ dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng yếu, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.
Bà bầu dễ nhiễm khuẩn
Theo các nhà khoa học, khi chết là quá trình ôxy hóa chấm dứt, cơ thể biến đổi do tan rã. Và chỉ sau 10 tiếng, cơ thể sẽ bị phân hủy mạnh, các vi trùng lên men thối tạo khí, phồng rữa, dịch thối chảy ra từ các lỗ tự nhiên và khuếch tán.
Nhà có đám tang thường đông người, không khí u buồn lưu cữu… tiềm ẩn nhiều mầm bệnh. Trong khi phụ nữ có bầu sức đề khoáng yếu, dễ bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Không khí ở đám tang ảnh hưởng không tốt đến bà bầu
BS Ngọc Dung, trung tâm Tư vấn Sức khỏe sinh sản/ Kế hoạch hóa gia đình, bệnh viện Phụ Sản Trung ương chia sẻ với báo Giadinh.net, người mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ thì tốt nhất không nên đi viếng đám tang, vì không khí tang thương của đám tang làm tâm trạng bà bầu không tốt, có khi còn bị sốc vì nỗi đau mất mát… có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non.
Bà bầu bắt buộc phải đi dự đám tang thì làm thế nào?
Cũng theo BS Ngọc Dung, trong trường hợp phụ nữ mang thai buộc phải đi dự đám tang thì chỉ nên đứng ở bên ngoài, tránh vào bên trong, tuyệt đối không đến gần người chết vì gặp âm khí rất có hại cho thai, có thể gây lưu thai… rất khó lường. Khi đi về, nhớ đốt lửa bước qua ba lần theo dân gian lưu truyền.
Để bảo vệ sức khỏe cho người phục vụ đám tang, các nhà đám nên đặt sẵn lò than đốt vỏ bưởi, quả bồ kết, hoặc luôn đốt đống lửa ở góc vườn, đặt nồi nước lá bưởi, lá chanh, lá ngũ vị để mọi người rửa, hơ liên tục, hoặc phun tinh dầu sả để hơi nóng thơm hỗ trợ sát khuẩn môi trường, giúp thân nhiệt người đến dự đám tang ổn định, giảm khả năng nhiễm khuẩn.
Theo Phong Linh/Người Đưa Tin