Tiểu Yến Tử được Càn Long nhận nuôi nhưng kết cục quá bi đát

Google News

Trong sách sử, nàng công chúa nguyên mẫu của Tiểu Yến Tử cũng dễ thương, lém lỉnh như trên màn ảnh, song những ngày tháng cuối đời nàng lại không được trọn vẹn.

Nàng Tiểu Yến Tử có thật trong lịch sử Trung Quốc

Sử sách Trung Quốc thực sự ghi chép lại về một nàng công chúa dân gian được vua Càn Long nhận nuôi dưới thời nhà Thanh, tương tự nàng Tiểu Yến Tử. Điều này được chính nữ sĩ Quỳnh Dao – tác giả cuốn tiểu thuyết "Hoàn Châu cách cách" xác nhận.

Quỳnh Dao từng cho biết, câu chuyện về Hoàn Châu cách cách được sáng tác dựa trên cảm hứng từ một lần tới thăm lăng mộ của một nàng công chúa ở Phục Hưng Môn, ngoại ô phía Tây của thành phố Bắc Kinh.

Tieu Yen Tu duoc Can Long nhan nuoi nhung ket cuc qua bi dat

Hình ảnh khu vực lăng mộ có thật của nàng công chúa được Càn Long nhận làm con nuôi.

Nàng công chúa lưu lạc này là người Hán, con nuôi của Càn Long, không ai biết rõ tên tuổi của cô là gì. Dù được công nhận với danh nghĩa là công chúa nhưng mộ phần của nàng lại nằm khá tách biệt với khu lăng mộ hoàng gia ở bởi không có cùng huyết thống.

Truyền thuyết về nàng công chúa con nuôi của hoàng đế Càn Long

Theo Kknews, câu chuyện bắt đầu từ một lần vi hành của hoàng đế Càn Long. Ông đã cải trang và đưa tùy tùng của mình đi cùng như mọi lần. Tuy nhiên lần này họ bị lạc và sau nhiều giờ tìm kiếm họ đã tới một ngôi làng nhỏ và gõ cửa xin tá túc tại một ngôi nhà trong xóm.

Gia đình này chỉ có một người cha già và một cô con gái nhỏ độ 14,15 tuổi trông rất đáng yêu, lém lỉnh.

Người cha mời vua Càn Long vào nhà và dặn cô con gái chuẩn bị đồ ăn và chỗ nghỉ cho đoàn khách lạ. Dù nhà không hề giàu có gì nhưng gia đình ông đã tiếp đón vua Càn Long rất chu đáo và đầy đủ.

Tieu Yen Tu duoc Can Long nhan nuoi nhung ket cuc qua bi dat-Hinh-2

Trong tư liệu lịch sử quả thực có một nàng công chúa được Càn Long nhận nuôi từ dân gian.

Thấy cô bé dễ thương, Càn Long đã đề nghị với người cha để mình làm cha đỡ đầu cho con gái và nhận được sự đồng ý. Vua Càn Long còn đưa cho cô bé một chiếc khăn và dặn cô rằng: "Nếu sau này có gặp khó khăn gì cứ mang khăn này tới kinh thành tìm ta".

Một thời gian sau, nạn đói hoành hành, hai cha con cô bé phải lang bạt khắp nơi để kiếm ăn. Người cha già lâm bệnh nặng, cô con gái chạy khắp nơi để cầu xin mọi người giúp đỡ. May mắn thay, cô tình cờ gặp lại một người trong đoàn tùy tùng của vua Càn Long năm xưa và được người này đưa tới gặp hoàng đế.

Càn Long đã ngay lập tức giúp đỡ nhưng cha cô gái không qua khỏi, ông đưa cô bé về cung nhận làm nghĩa nữ và phong cho cô làm công chúa.

Kết cục của nàng Tiểu Yến Tử trong sử sách

Trái với cái kết đẹp trong phim, nàng công chúa này lại phải chịu sự ghẻ lạnh, cô độc từ cung nữ, hoạn quan cho tới các hoàng tử, công chúa khác suốt một thời gian dài trong hoàng cung. Sau đó cô cũng lâm bệnh và qua đời!

Để bày tỏ lòng thương nhớ cho cô bé đã cưu mang năm nào, Càn Long hạ lệnh an táng cô theo nghi thức hoàng gia tại khu vực riêng ở phía Tây thành Bắc Kinh. Tuy nhiên, trên phần mộ của cô không được ghi tên rõ ràng mà chỉ được gọi đơn giản là "mộ phần công chúa".

Tieu Yen Tu duoc Can Long nhan nuoi nhung ket cuc qua bi dat-Hinh-3

Kết cục của nàng không được viên mãn như trong phim.

Dù rằng tới nay vẫn còn rất nhiều giả thiết khác xoay quanh khu mộ công chúa, nhưng quả thực trong tài liệu lịch sử của nhà Thanh đều có ghi chép về một nàng công chúa người Hán là nghĩa nữ của vua Càn Long. Bởi vậy, chúng ta cũng có căn cứ để tin rằng thực sự có nguyên mẫu của nàng Tiểu Yến Tử ở ngoài đời thực trong lịch sử của Trung Quốc. 

Theo Nguyệt Phạm/Báo Tổ quốc