Ảnh minh họa
Theo Mother Nature Network, hồ Crater nằm trong khu vực Vườn quốc gia Crater Lake, ban Oregon, Mỹ là một trong những biểu tượng tại quốc gia này. Hồ được cho là hình ảnh sau đợt phun trào núi lửa Mazama và khoảng 5667 trước Công nguyên. Có một truyền thuyết cho rằng hồ Crater nằm được hình thành do trận chiến giữa cai quản địa ngục Llao và thần bầu trời Skell.
Hồ trên miệng núi lửa Kawah Ijen là một trong những hồ núi lửa nguy hiểm bậc nhất thế giới. nhìn qua mặt hồ với màu xanh bạc hà đẹp mắt, bạn sẽ bị đánh lừa bởi thị giác bởi nó là hồ chứa đầy axit sulfuric. Đây là hồ có tính axit cao nhất thế giới và nó được ví như một hồ chôn xác sống nếu bạn dám tiến lại gần, ngoài ra nó còn là một mỏ lưu huỳnh lớn và lượng lưu huỳnh này được cho là thoát ra từ vết nứt dưới lòng hồ.
Hồ nằm trên miệng núi lửa Tritriva, Madagascar, được bao quanh bởi những vách đá gơ-nai dựng đứng. Dù nước trong hồ Tritriva lạnh và hồ sâu tới 160 m, du khách vẫn có thể bơi trong hồ.
Hồ Segara Anak nổi tiếng khi có hình trăng lưỡi liềm, nó nằm trại ngọn núi lửa Rinjani, Indonesia. Các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng đợt phun trào của núi lửa này là một trong những nguyên nhân tạo ra Kỷ băng hà nhỏ.
Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland được bao quanh bởi những dốc đá núi lửa màu đỏ, thảm thực vật và rêu thưa thớt. Miệng núi lửa Kerid có độ sâu khoảng 55 m. Độ sâu nước hồ dao động từ 7 đến 14 m, tùy thuộc lượng mưa.
Trên đỉnh núi lửa Kelimutu có 3 hồ nằm cạnh nhau gồm có Hồ mê hoặc, Hồ chàng trai và thiếu nữ, Hồ người già. Trong đó đặc biệt nhất là Hồ chàng trai và thiếu nữ khi nó được phân tách bởi một bức tường miệng núi lửa. Các hồ có màu sắc không giống nhau và thay đổi màu sắc chủ yếu do phản ứng hóa học của các khoáng chất dưới lòng hồ.
Hồ Öskjuvatn trên miệng núi lửa Viti, Iceland, có vẻ đẹp giống trong phim khoa học viễn tưởng. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) từng huấn luyện phi hành gia tại đây, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng trong chương trình không gian Apollo.
Theo SHTT&ST