Khi nói về những triều đại tồn tại ngắn ngủi trong lịch sử Trung Quốc, có lẽ nhiều người sẽ nghĩ đến nhà Tùy. Tuy tồn tại ngắn nhưng nhà Tùy được sử gia đánh giá là một trong những triều đại vĩ đại.
Những phát minh và công trình dưới thời nhà Tùy đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến Trung Quốc thời hiện đại. Đơn cử như Grand Canal (Kênh đào lớn) - Kênh đào Bắc Kinh-Hàng Châu dài 1.794 km nổi tiếng của Trung Quốc, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2014.
Sự tồn tại của Kênh đào lớn khiến cho mọi vấn đề về trị thủy, giao thông và vận chuyển hàng hóa thời xưa được giải quyết.
Từ triều đại nhà Tùy về sau, hoàng đế nào cũng rất coi trọng Kênh đào lớn bởi nhờ có nó, hàng hóa và nhiều tàu buôn đi lại giỡ Hàng Châu và Bắc Kinh diễn ra vô cùng thuận lợi. Điều này giúp cho kinh tế và giao thương phát triển mạnh mẽ.
Gần 700 năm sau, một sự kiện liên quan đến Kênh đào lớn đã xảy ra, gây chấn động lịch sử thời đó.
Chuyện kể rằng, có một con tàu buôn đi từ nam ra bắc trên Kênh đào lớn để chờ hàng hóa như thường lệ. Con tàu dài 21 mét, rộng gần 5 mét và cực kỳ sang trọng.
Trên tàu không chỉ có rất nhiều hàng hóa mà còn có nhiều quan chức, thương nhân giàu có.
Trong quá trình di chuyển, con tàu đã va chạm với con tàu khác. Mũi tàu bị thủng một lỗ lớn khiến hàng hóa và tất thảy người trên tàu bị chìm xuống đáy nước. Sự việc khiến người thời đó xót xa, bàng hoàng.
Bẵng đi một thời gian, sự cố chìm tàu cũng trôi vào quên lãng.
Cho đến cách đây vài năm...
Một trận mưa mùa hè cực lớn đã xảy ra ở thành phố Hà Trạch của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Khi đội công nhân đang hút nước mưa tích tụ để không làm ngập lụt nhiều con phố thì họ phát hiện thấy nhiều tấm gỗ lớn.
Nghi ngờ là dấu vết của cổ vật, đội công nhân tức tốc gọi cho Cục Di tích văn hóa. Sau khi xem xét qua hiện trường, chuyên gia của Cục nhận định đây là các tấm gỗ thuộc một con tàu cổ bị chìm cách đây rất lâu.
|
Sau trận mưa lớn công nhân tìm thấy manh mối xác tàu cổ 700 năm |
Chuyên gia của Cục liên liên hệ với đội khảo cổ lập tức đến hiện trường và lần tìm ra xác tàu, mà theo nhận định ban đầu là từ thời nhà Nguyên, cách thời điểm phát hiện khoảng 700 năm.
Đội khảo cổ bắt tay tiến hành khai quật con tàu. Đầu tiên, họ phát hiện ra một số báu vật bằng vàng bạc, tiếp đến là một chiếc đĩa sứ trắng xanh và một chiếc bình hoa mận xanh trắng có hoa văn rồng.
Điều khiến tất cả các nhà khảo cổ kinh ngạc là tất cả đều không hề bị hư hại.
Sau đó, các chuyên gia đã nghiên cứu các món đồ sứ xanh trắng này và sau đó phát hiện ra rằng đây là một món đồ sứ trắng xanh thời Nguyên rất hiếm có.
Để có thể hiểu phần nào giá trị của sứ trắng xanh nhà Nguyên có thể hình dung số tiền khổng lồ mà một bình sứ trắng xanh "Quỷ Cốc Tử xuống núi" thời nhà Nguyên được bán đấu giá tại Anh với số tiền lên đến 230 triệu NDT năm 2003.
Sứ nhà Nguyên sở dĩ có giá trị như vậy là vì số lượng sứ thời này được lưu truyền lại rất ít, tất nhiên, chưa kể đến tài nghệ đỉnh cao của nghệ nhân làm sứ thời nhà Nguyên.
Hoa văn trắng xanh thời Nguyên rất đẹp và trang nhã. Bố cục phong phú, nhiều lớp nhưng không hề bị lộn xộn.
Ước tính, trên thế giới hiện tại chỉ có khoảng 300 sản phấm sứ nhà Nguyên.
Những món đồ sứ trong lần khai quật được tại tàu cổ tìm thấy ở Hà Trạch thuộc hàng sản phẩm chất lượng cao và rất nghệ thuật. Chuyên gia đánh giá chúng quý hiếm và đắt đỏ hơn vàng, bạc rất nhiều.
Vì vậy, các chuyên gia tin rằng nếu những món sứ trắng xanh thời Nguyên này được bán đấu giá thì chắc chắn sẽ không thấp hơn tuyệt phẩm "Quỷ Cốc Tử xuống núi" được bán đấu giá năm 2003.
Sohu